Kết quả thực hiện các dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 32 - 37)

II. Thực trạng thực hiện các dự án đầu tư vốn Nhà nước

1.Kết quả thực hiện các dự án

1.1 Mức độ hoàn thành các dự án

Với nhiều nỗ lực cố gắng thì trong những năm gần đây tỷ lệ các dự án đầu tư hoàn thành đúng và vượt kế hoạch tăng.

Bảng 2.1 Phân chia vốn đầu tư theo lĩnh vực (đơn vị: tỷ đồng) stt Lĩnh vực đầu tư 2001-2005 2006 2007KH 2007TH 2008KH Tổng 51.090 20.974 29.302 29.368 46.893 1 Các DA PTCSHT 3.607 1.066 1.489 1.481 2.513 2 Các DA phát triển nhà 18.14 6 4.875 6.811 6.777 11.493 3 Các DA giao thông thuỷ lợi 1,027 42,900 59,932 59,932 101,12 4 Các DA KCN 1.602 568,7 794,584 794,58 1.340 5 Các DA xi măng 11.01 2 7.727,8 10.795 10.795 18.217 6 Các DA VLXD 3.172 431,7 603,08 603,08 7 1.017 7 Các DA nhà máy điện 2.178 4.956,9 6.924 6.924 11.685 8 Các DA cơ khí 359 58,879 82,254 82,254 138,797 9 DA thiết bị thi công 1.624 323,70 0 452,210 452,210 763,065 1 0 DA khác 9.600 922,923 1.289 1.289 2.175,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm, Bộ Xây dựng)

Tổng số dự án thuộc Bộ triển khai năm 2007 là 501 dự án (Trong đó có72 dự án nhóm A, 263 dự án nhóm B,166 dự án nhóm C) với kế hoạch đầu tư năm 2007 là 29.302 tỷ đồng, thực hiện năm 2007 đạt 29.368 tỷ đồng, đạt 100.2 % kế hoạch năm.

Thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp năm 2007 vẫn tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu là: Phát triển nhà, hạ tầng đô thị (gồm 280 dự án với khối lượng đầu tư 8.258 tỷ); các dự án xi măng (32 dự án với khối lượng đầu tư là 10.742 tỷ đồng)…

Năm 2007 là năm thứ hai trong định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010, tính từ năm 2006 đến năm 2007 các doanh nghiệp thuộc Bộ đã thực hiện được 33.195 tỷ vốn đầu tư phát triển đạt 13,56% kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 – 2010.

Tổng số dự án đang triển khai thực hiện của 18 doanh nghiệp thuộc Bộ là 501 dự án (trong đó có 205 dự án khởi công mới) với tổng mức đầu tư là 225.248 tỷ đồng

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản các dự án vốn Nhà nước

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Kế hoạch đầu năm Thực hiện Tỷ lệ thực hiện soVới kế hoạch (%)

2003 91,605 91,295 99,70 2004 323,000 189,380 58,63 2005 96,818 95,899 99,05 2006 49,260 49,200 100,00 2007 68,820 68,478 100,00 2008 82,440 Chỉ tiêu 82,440 100,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm, Bộ Xây dựng)

Tỷ trọng vốn Nhà nước trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị ngày càng giảm, và chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng số vốn đầu tư. Điều này cho thấy, các đơn vị thuộc bộ đã giảm sự phụ thuộc trong hoạt động đầu tư của mình đối với nguồn vốn Nhà nước (đặc biệt là vốn Ngân sách Nhà nước).

Các doanh nghiệp, đơn vị đã chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn. Giá trị và tỷ trọng các nguồn vốn khác ngày càng tăng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng thương mại và vốn tự có của các đơn vị. Vốn tín dụng thương mại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn qua các năm, có thể thấy đây là nguồn huy động và sử dụng vốn chủ yếu của các đơn vị.

Tính trách nhiệm của các đơn vị ngày càng tăng khi sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại, tạo cơ sở để các doanh nghiệp chú trọng tới hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là việc cần phải lưu ý khi các đơn vị thực hiện đầu tư không hiệu quả thì việc sử dụng nguồn vốn này sẽ tạo ra nhìều khó khăn, thách thức đối với các đơn vị trong việc trả nợ.

Ta thấy, vốn tự có của các đơn vị thuộc bộ đã có sự gia tăng, tuy chiếm tỷ trọng trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản không cao so với tỷ trọng của vốn tín dụng thương mại, nhưng nó cũng chỉ ra dấu hiệu của sự phát triển, lớn mạnh của các đơn vị đầu tư thuộc Bộ trong tương lai.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (Đơn vị: tỷ đồng) stt Nguồn vốn 2001-2005 2006TH 2007KH 2007TH 2008KH Tổng 51.090 20.974 29.302 29.368 46.893 1 Vốn NN 302,28 49,260 68,820 68,478 82,440 2 Vốn TDĐTPTNN 4.775,8 1.662,9 2.323,3 2.311,7 2.937,8 3 Vay nước ngoài 4.174,05 2.642,5 3.691,3 3.673,05 6.934,6 4 Vốn TDTM 22.915.78 10.463,5 14.618,3 14.545,8 21.375,6 5 Vốn tự có 7.193,39 2.463,5 3.441,7 3.424,7 9.367,8 6 Vốn khác 11.728,7 3.692,6 5.158,8 5.433,26 6.113,9

Các đơn vị có kế hoạch sử dụng vốn ngân sách hàng năm đều sát so với tình hình triển khai thực hiện. Khắc phục cơ bản được tình trạng chậm tiến độ dự án như trước đây. Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch của các năm đều rất cao. Thường là vốn đầu tư được sử dụng triệt để so với kế hoạch. Riêng trong năm 2004, tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt là 58,63% do nguyên nhân dự án Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình, là những dự án quan trọng quốc gia có tổng vốn đầu tư lớn, thay đổi địa điểm đầu tư vì lí do khách quan.

1.2 Chất lượng hoàn thành các công trình đầu tư

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Xây dựng về báo cáo chất lượng công trình xây dựng theo định kỳ, theo báo cáo chất lượng công trình xây dựng năm 2007 thì trong số công trình đã triển khai đến thời điểm báo cáo thì nhìn chung chất lượng công trình đều đáp ứng được yêu cầu sử dụng, chưa có trường hợp chất lượng kém.

Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng nâng cao thể hiện cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế và ở tầm vi mô của từng dự án, công trình, hạng mục công trình thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Qua vụ sập đường dẫn của cầu Cần Thơ và một số công trình kém chất lượng (nói một số vì so với tổng số các công trình xây dựng thì chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ) hoặc có vi phạm về chất lượng gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt là hành vi thông đồng móc ngoặc nhằm vụ lợi của một số phần tử biến chất, suy đồi đạo đức, mù quáng chạy theo lợi ích cá nhân, không vì lợi ích chung, lợi ích xã hội và lợi ích lâu dài của chính bản thân họ và doanh nghiệp mà phải mất bao nhiêu công sức của hàng vạn con người trong một thời gian dài mới gây dựng được. Bộ Xây dựng đã đẩy mạnh công tác thanh tra, theo dõi, giám sát các công trình xây dựng nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng các công trình xây dựng. Các dự án như cầu Thanh Trì, Trung tâm hội nghị

được đánh giá là đang tiến hành rất tốt khẳng định rằng chất lượng công trình ngày càng được coi trọng và không ngừng nâng cao.

1.3 Hiệu quả tác động của các dự án

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn, trong khi khả năng và các nguồn lực của đất nước còn rất hạn chế.

Những hạn chế, yếu kém trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguyên nhân khách quan là đất nước ta sau hơn 30 năm kết thúc chiến tranh vẫn còn là một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Trong khi đó nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở tất cả các ngành, các lĩnh vực và các địa phương rất lớn.

Quá trình hội nhập và nâng cao hiệu quả đầu tư có tác động qua lại với nhau. Nhờ quá trình hội nhập mà chúng ta tiếp thu được khoa học công nghệ và kinh nghiệm của các nước bạn, từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư. Mặt khác, việc nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư đảm bảo cơ sở hạ tầng, tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài là cơ sở vững chắc cho nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 32 - 37)