Lành mạnh hóa tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 76 - 78)

II. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án

7.Lành mạnh hóa tài chính dự án

Trước hết muốn lành mạnh hoá tài chính thì cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về các chế độ theo dõi, báo cáo các kết quả chi tiêu của dự án. Tiếp theo phải có hệ thống thanh tra hoạt động nghiêm túc để theo dõi sự ghi chép các chi tiêu của dự án so với thực tế thực hiện của dự án.

Để tạo điều kiện theo dõi về tài chính của các dự án đầu tư được dễ dàng, tránh lãng phí vốn. Thì phải tổ chức theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của dự án. Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, có các phương pháp heo dõi tài chính linh hoạt. Xây dựng và tổ chức kế hoạch đào tạo bỗi dưỡng kiến thức, đạo đức đề nghiệp cho đội ngũ quản lý, theo dõi tài chính dự án. Ngoài ra còn phải chú trọng xây

công, tránh tình trạng thiếu vốn nhưng lại thay đổi số liệu để vẫn thi công dự án gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dự án.

Quy định công khai tài chính có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý và dư luận xã hội. Do đó, để phát huy hiệu quả của biện pháp công khai tài chính, cần nâng cao kiến thức về tài chính, ngân sách cho cán bộ; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về quy định công khai tài chính. Có như vậy, nhân dân mới có điều kiện để kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính dự án, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách tài chính, chống lãng phí, tiêu cực có hiệu quả

Các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải thực hiện nghiêm việc công khai tài chính hàng năm, bao gồm: các dự án được đầu tư 100% bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hình thức là niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và công bố trong hội nghị cơ quan.

Các đơn vị phải công khai tài chính với dự án xây dựng cơ bản là các cơ quan có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hằng năm cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ quan khác ở Trung ương, các Tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án.

Những đơn vị trên phải công khai việc phân bổ vốn đầu tư hằng năm cho các dự án đầu tư, tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của dự án đầu tư, kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của dự án, số liệu

quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công khai tài chính như: Công khai không đầy đủ nội dung, hình thức, thời gian quy định; Công khai số liệu sai sự thật; Công khai những số liệu thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; Không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chậm thời gian, báo cáo sai sự thật... phải bị xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tăng cường quản lý các khoản chi tiêu của dự án. Phân tích, rà soát, đánh giá chính xác, trung thực, khách quan tình hình tài chính của dự án. Phân tích dựa trên các yếu tố thị trường, thực trạng của đơn vị, tổ chức xây dựng định hướng phát triển và xác định các giải pháp về tổ chức, về công nghệ, thị trường… nhằm thực hiện minh bạch, chính xác về tài chính dự án tạo điều kiện cho theo dõi dự án được thuận lợi.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 76 - 78)