II. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án
5. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc tự theo
thực hiện các dự án đầu tư
Thực hiện quan điểm phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư xây dựng của nhà nước, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn các sở địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra theo chương trình và chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ tiến hành tự thanh tra, kiểm tra; hướng dẫn các đơn vị trong ngành thực hiện quyết định 273/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai. Công tác này đã làm tăng tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm của các địa phương trong việc tự thanh tra, giám sát quản lý đầu tư, thúc đẩy công tác kiểm tra giám sát đầu tư xây dựng được thực hiện thường xuyên và có kết quả cao hơn.
Bộ thực hiện phân cấp, giao trách nhiệm cho các đơn vị thuộc bộ tự thực hiện việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư do mình quản lý. Bộ quy định, các đơn vị phải chủ động thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thông qua công tác này, nhìn nhận lại một cách nghiêm túc hiệu quả đầu tư của từng công trình, từng dự án thời gian qua, đặc biệt là các dự án đang triển khai có khả năng tăng tổng mức, giảm hiệu quả đầu tư; đối với các dự án đã đi vào sản xuất mà tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn phải tìm giải pháp tháo gỡ, khắc phục.
Báo cáo giám sát đầu tư phải gửi bộ hàng quý để tổng hợp báo cáo nhà nước. Thực hiện chỉ đạo của bộ, các doanh nghiệp đã rà soát các dự án đã đầu tư, đang đầu tư để đề ra các biện pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, kiên quyết dừng các dự án đầu tư kém hiệu quả. Qua rà soát dự án đầu tư đã dự
điện, hạ tầng khu công nghiệp, phát triển đô thị và nhà ở, xi măng,… Những nhóm ngành khi đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng về thị trường và hiệu quả kinh tế, trong một vài năm tới chưa nên đầu tư do cung đã vượt cầu, sức cạnh tranh hạn chế như: granite, cotto, sứ vệ sinh, cerramic.