Đánh giá công tác theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 56 - 60)

không chỉ theo dõi dự án cho đến khi dự án hoàn thành, mà còn theo dõi sau dự án hay theo dõi lợi ích mà dự án mang lại.

Sau APEC, NCC đã vượt ra khỏi tầm vóc một trung tâm hội nghị để trở thành điểm tham quan lý thú trong tour du lịch thủ đô. Cùng với lịch thuê hội họp kín mít, hằng ngày NCC đón rất nhiều đoàn khách đến tham quan.

Theo quyết định đầu tự dự án, NCC sẽ là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, thương mại có ý nghĩa quan trọng quốc gia và quốc tế, các hội chợ, triển lãm trong nhà và ngoài trời.

Tuy nhiên, theo ông Trần Hoài Nam, giám đốc NCC, việc NCC cho thuê tổ chức hội nghị, tổ chức tham quan hiện tại mới đang trong giai đoạn thử nghiệm để hoàn chỉnh đề án tổ chức khai thác kinh doanh NCC. Ông Nam cho biết quan điểm của Chính phủ là tận dụng cơ sở vật chất của NCC để hoạt động lấy thu bù chi. Do đó, ngoài những hoạt động lớn của Đảng, Nhà nước, NCC sẽ được tổ chức các hoạt động khác mang tính văn hóa, xã hội.

IV. Đánh giá công tác theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước vốn Nhà nước

1. Ý nghĩa của công tác theo dõi dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước

Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng có thể nói trong những năm gần đây mục tiêu của công tác theo dõi dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước tương đối hoàn thành.

Mục tiêu đầu tiên của công tác theo dõi dự án đầu tư là tăng tỷ trọng các dự án được theo dõi, giám sát trên tổng số dự án tiến hành. Mặc dù số lượng các dự án thực hiện đầu tư ngày càng tăng nhưng tỷ trọng các dự án được Bộ tiến hành theo dõi, giám sát cũng tăng đáng kể. Điều này cho thấy công tác theo dõi dự án đầu tư đang từng bước chú trọng. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của các dự án.

Việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng có liên quan tới lợi ích của nhiều bên. Ngoài những người hưởng lợi ích trực tiếp từ dự án như chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu xây dựng, còn có những người chịu ảnh hưởng gián tiếp từ hoạt động đầu tư đó. Do vậy, việc theo dõi, giám sát tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng là rất cần thiết nhằm bảo đảm dự án hoạt động có hiệu quả, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên có liên quan tới hoạt động đầu tư. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, việc kiểm tra, giám sát đầu tư còn có vai trò trong việc đảm bảo vốn nhà nước được sử dụng đúng, tiết kiệm và hiệu quả, góp phần chống tham nhũng.

Bảng 2.7: Theo dõi dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước của Bộ Xây dựng

Năm 2004 2005 2006 2007

Tổng số dự án thực hiện trong năm 455 463 513 563

Tổng số dự án thực hiện giám sát 153 189 327 351

Tỷ trọng dự án được thực hiện giám sát (%) 33,6 40,8 63,7 62,4

Số dự án chậm tiến độ 22 34 55 49

Số dự án phải điều chỉnh 31 22 48 57

Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do

Khác nhau 0 1 6 4

Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không

Có hiệu quả 5 3 7 4

Tổng số dự án có vi phạm và điều chỉnh 58 62 116 114 Tỉ trọng dự án có vi phạm và điều chỉnh (%) 37,9 32,8 35,5 32,48

Một mục tiêu khác của công tác theo dõi đánh giá dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước đã thực hiện tốt là giảm các dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh hay có nhiều sai sót. Đặc biệt do đặc thù của các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước đó là chú trọng lợi ích mà dự án mang lại. Số lượng các dự án hoàn thành nhưng hoạt động không hiệu quả giảm là kết quả của việc nâng cao công tác theo dõi dự án đầu tư.

2. Những tồn tại trong công tác theo dõi dự án đầu tư

Về công tác theo dõi, đánh giá kết quả các dự án đầu tư vốn Nhà nước, việc chấp hành chế độ báo cáo của một số dự án còn chưa đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, tuy tỷ lệ các dự án thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư được nâng cao nhưng so với tỷ lệ ở một số nước khác còn thấp, ngay cả các dự án nhóm A cũng chỉ có khoảng 40% số dự án có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư.

Khảo sát thiết kế thực hiện còn chưa tốt nên trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án phải bổ sung, phát sinh nhiều; dự toán chưa thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước và còn sai nhiều.

Công tác đấu thầu xây lắp còn nhiều sai sót cần được nghiêm túc khắc phục, nên nhiều dự án nhiều nhà thầu năng lực yếu kém vẫn trúng thầu thi công, tình trạng sử dụng thầu phụ và bán thầu phổ biến ở các dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án.

Công tác quản lý chất lượng thi công công trình còn nhiều tồn tại; quá trình thi công việc giám sát của chủ đầu tư, của tư vấn có chỗ, có nơi làm chưa tốt. Vì vậy, ảnh hưởng tới tuổi thọ và thời gian khai thác của công trình.

Quản lý và sử dụng vốn của ngân sách nhà nước còn chưa tốt, vẫn còn bị chiếm dụng, một số dự án còn sử dụng sai mục đích; nhiều dự án kết thúc đã lâu nhưng không tiến hành lập hồ sơ và quyết toán.

Những tồn tại thiếu sót trên qua thanh tra, kiểm tra đã được phát hiện và Bộ có nhiều chỉ thị để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, vi phạm và tăng cường quản lý đầu tư xây dựng nhưng chậm chuyển biến, khắc phục. Một trong những nguyên nhân là do công tác xử lý sau thanh tra thực hiện chưa tốt, thiếu nghiêm túc.

Công tác theo dõi dự án đầu tư hầu hết chưa phát hiện được những sai phạm lớn, những lãng phí, thất thoát, tiêu cực của các tổ chức và cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Do hầu hết báo cáo của các chủ đầu tư còn mang tính hình thức, thiếu các thông tin chi tiết, thông tin cơ bản; báo cáo tổng hợp của nhiều Bộ, ngành cũng không có số liệu cụ thể, thiếu phân tích, đánh giá và những đề xuất giải pháp, kiến nghị. Tình hình trên đã hạn chế trong việc tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá tình hình đầu tư nói chung trong cả nước. Từ đó, dẫn đến tác dụng của công tác theo dõi, đánh giá đầu tư chưa đạt hiệu quả cao

Đó là chưa kể các số liệu đã nêu về việc vi phạm quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong các báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương còn có sự khác biệt rất xa với số liệu tổng hợp từ các nguồn thông tin của cơ quan điều tra, Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành và thanh tra địa phương

Trong khi đó, các ngành, các cấp từ TW đến địa phương chưa kiên quyết xoá bỏ cơ quan chủ quản, chưa có biện pháp loại bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư, chưa có một chương trình toàn diện, quyết liệt, có hiệu quả trong việc chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư gắn liền với chống tham nhũng. Công tác quản lý đầu tư không được chú ý đầy đủ, một số chủ đầu tư gần như

khoán trắng cho các BQL dự án. Thiếu kiểm tra, kiểm soát, giám sát thường xuyên. Chậm xử lý hoặc xử lý không nghiêm các sai phạm.

CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w