Khó khăn khi theo dõi dự án: Trung tâm hội nghị quốc gia

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 53 - 54)

III. Thực trạng công tác theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn

3. Phân tích điển hình dự án: Trung tâm hội nghị quốc gia

3.3 Khó khăn khi theo dõi dự án: Trung tâm hội nghị quốc gia

Trung tâm Hội nghị Quốc gia (TTHNQG) là công trình trọng điểm quốc gia được tập trung triển khai xây dựng. Không chỉ là công trình trọng điểm lớn của đất nước, công trình này hoàn thành trong tháng 9/2006 để kịp phục vụ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức vào cuối năm 2006.

Thực tế trong quá trình theo dõi dự án cho thấy dự án gặp rất nhiều khó khăn như vướng mắc ở khâu giải quyết mặt bằng, kinh nghiệm trong quản lý theo dõi các dự án lớn còn hạn chế. Trong công tác giải phóng mặt bằng thì với phần đất thổ cư của dân gồm của 60 hộ dân xã Mễ Trì, Từ Liêm với gần 2 ha. Giải pháp tháo gỡ những vướng mắc này, đối với các hộ dân có đất thổ cư bị thu hồi thì một trong những khó khăn là chưa có nhà, đất để bố trí tái định cư. Để giảm bớt khó khăn cho dân và tạo mọi điều kiện cho dự án triển khai được thuận lợi, huyện sẽ giúp những hộ dân trong diện bị thu hồi tiền tạm cư trong thời gian chưa có nhà ở. UBND huyện cùng với xã Mễ Trì xem xét bàn giao đất ở Cánh đồng Me (xã Mễ Trì) cho dân tạo lập nơi ở mới. UBND huyện Từ Liêm và UBND xã Mễ Trì đã hoàn thành việc thu hồi đất vào giữa tháng 7/2005 để bàn giao cho BQL dự án.

TTHNQG là công trình lập nhiều kỷ lục và nhiều điều chưa từng có trong lịch sử ngành xây dựng. Đây là công trình dân dụng lớn nhất nước ta từ trước đến nay. Chưa hết bỡ ngỡ với việc quản lý xây dựng một công trình tầm

cỡ nên các thành viên trong ban quản lý càng lo lắng hơn khi nhận nhiệm vụ phải xây dựng hoàn thành công trình trong thời gian hơn hai năm để kịp đưa vào phục vụ Hội nghị cấp cao APEC.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng với yêu cầu gấp rút về tiến độ để phục vụ hội nghị cấp cao APEC nên dự án gặp áp lực khá lớn về tiến độ. Hệ thống theo dõi dự án góp phần quan trọng trong đưa ra các giải pháp quan trọng giúp hoàn thành dự án đúng hạn mà lại đảm bảo chất lượng công trình. Ngày 15-11-2004, TTHNQG được khởi công xây dựng với yêu cầu hoàn thành vào cuối tháng 9-2006. Để công trình kịp hoàn thành đúng tiến độ, Bộ Xây dựng đã trực tiếp chỉ đạo Ban quản lý dự án, các nhà thầu tư vấn thiết kế, theo dõi, giám sát, các nhà thầu xây dựng phải tập trung lực lượng cán bộ công nhân và trang thiết bị hiện đại thi công ba ca liên tục.Mặc dù được áp dụng một số cơ chế đặc biệt nhưng trong suốt thời gian thi công, mọi việc dường như lúc nào cũng thúc sau lưng các thành viên ban quản lý. Trong phòng làm việc của ban quản lý, một chiếc đồng hồ đếm ngược được thiết lập trên màn hình máy tính hằng ngày thông báo số thời gian còn lại phải hoàn thiện công trình.

Đến cuối tháng 9-2006, công trình đã cơ bản hoàn thành các hạng mục. Ngày 25-10-2006, hội đồng nghiệm thu tiến hành nghiệm thu dự án để đưa vào sử dụng. So với thiết kế ban đầu của kiến trúc sư người Đức, công trình tuân thủ hầu hết theo mẫu, trừ một số thay đổi nhỏ. Ngày 22-12-2006, Bộ Xây dựng đã chính thức bàn giao Trung tâm cho Văn phòng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w