- Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định nếu cần để đem lại lòng tin thoả đáng sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối với chất
7.2.6. Biểu đồ kiểm soát
- Biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không.
- Mục đích của nó là đánh giá quá trình sản xuất ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đảm bảo sự ổn định của quá trình.
+ Cải tiến khả năng của quá trình thông qua thay đổi giá trị trung bình của nó hoặc giảm bớt những biến động trung.
- Đặc điểm:
+ Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát (các đường kiểm soát là những đường giới hạn trên và dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát.
+ Đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được.
+ Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng nhóm mẫu hoặc độ phân tán.
- Những vấn đề cần xác định khi lập biểu đồ: + Chỉ tiêu đặc trưng cần kiểm tra.
+ Loại biểu đồ thích hợp.
+ Giá trị trung bình của đặc trưng chất lượng cần kiểm tra.
+ Độ dài trung bình của loại mẫu kiểm tra cho đến khi phải điều chỉnh quá trình.
- Tác dụng là nó cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác định được những nguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái mới tốt hơn.
- Quá trình sản xuất ở trạng thái không bình thường khi:
+ Một hoặc nhiều điểm vượt ra khỏi phạm vi 2 đường giới hạn trên và dưới. + 8 điểm liên tiếp ở 1 bên của đường tâm.
+ 8 điểm liên tiếp có xu hướng tăng hoặc giảm liên tục. + 2 trong 3 điểm nằm liên tiếp trên vùng A.
+ 4 trong 5 điểm nằm liên tiếp trên vùng B.
Bắt đầu
Thu thập số liệu
Lập bảng tính toán dữ liệu nếu cần
Tính các giá trị đường tâm, giới hạn trên và dưới
Vẽ biểu đồ kiểm soát
Dùng biểu đồ đó làm chuẩn để kiểm soát quá trình
Nhận xét tình trạng của quá trình Tìm nguyên nhân. Xoá bỏ. Xây dựng biểu đồ mới Bình thường Không bình thường Kết thúc
Vùng B:ð Vùng C:ð Đường tâm Vùng C:ð Vùng B:ð Vùng A:ð Đường LCL 7.2.7. Biểu đồ phân tán
- Là đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
- Công cụ này giúp người ta đánh giá tình hình chất lượng dựa trên hai hay nhiều dữ liệu cùng một lúc thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố đó.
- Cách lập biểu đồ:
+ Thu thập dữ liệu về các cặp biến số.
+ Vẽ đồ thị với trục tung là một biến số và trục hoành là k/quả or biến số thứ hai. + Xác định vị trí của các dữ kiện trên đồ thị bằng các điểm thể hiện mối tương quan giữa hai biến số (nếu trùng nhau thì dùng những ký hiệu riêng).
+ Nhận xét mức độ liên quan giữa hai biến sô theo hệ số tương quan. - Các dạng tương quan:
+ Tương quan dương. Nó phản ánh sự gia tăng của biến số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của biến số kết quả.
+ Tương quan âm. Đó là mối tương quan nghịch chiều khi một biến số tăng dẫn đến kết quả giảm.
+ Không có tương quan. Dữ liệu trên biểu đồ phản ánh giữa hai biến số không có mối tương quan nào với nhau.
Bài tập
Phần III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.- Kinh tế và quản lý công nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2. - Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân
3. - Kế hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân 4. - ISO và TQM - Nhà xuất bản thống kê
5. Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp
6. Kinh tế và Quản lý Doanh nghiệp - Đại học Bách khoa
8. Quản lý chất lượng đồng bộ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân 9. Giáo trình tiêu chuẩn hóa Việt Nam - TS. Hồ Văn Quýnh