- Đối với vốn lưu động: gồm số vốn ngân sách cấp từ thời điểm giao vốn, số vốn ngân sách cấp thêm or DN tự bổ sung trong kỳ báo cáo.
3.3.2. Phương pháp kinh tế
Là trên cơ sở nhận thức được những yêu cầu của các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá để xây dựng cơ chế hình thành và sử dụng các đòn bẩy kinh tế như là những công cụ tác động vào quá trình phát triển và hoạt động SXKD của hệ thống công nghiệp. Một số công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu như:
Đòn bẩy kinh tế-giá cả: giá cả biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, tổng giá cả bằng tổng giá trị. Sự tác động của đòn bẩy KT-giá cả được thực hiện như sau:
- Thay đổi phương hướng sản xuất vào các mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, tạo động lực kích thích sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố đầu vào;
- Mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất...
- Ổn định giá cả đặc biệt đối với mức giá của các hàng hoá thiết yếu sẽ là một nhân tố quan trọng kìm hãm tốc độ lạm phát, làm cho giá cả trở thành thước đo kết quả sản xuất một cách chính xác hơn.
Công cụ tiền tệ tín dụng trong quản lý Nhà nước đối vối công nghiệp: tức là trên cơ sở giữ vững giá trị đồng tiền, điều tiết mức lãi suất tác động vào đầu tư, qua đó mà tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu, thay đổi giá cả.
Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện tốt chức năng ổn định giá trị tiền tệ. Thực hiện quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực KD tiền tệ thông qua mức lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc (ở NHTM) or hoạt động TT mở để điều tiết mức lãi suất trên thị trường.
Sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp: Thuế có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tác động đến định hướng và quy mô mở rộng kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Thực chất khoản thu của ngân sách từ thuế là một bộ phận giá trị thặng dư được biểu hiện bằng tiền của các DN tập trung vào ngân sách Nhà nước.
- Mở rộng hoặc hạn chế quy mô sản xuất;
- Khuyến khích sử dụng hợp lý tiết kiệm các yếu tố đầu vào; - Đầu tư phát triển sản xuất.
Sử dụng công cụ tiền lương trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp:
Tiền lương là giá cả hàng hoá lao động được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ của giá trị sức lao động.
Định hướng tác động của công cụ tiền lương là tạo được động lực kinh tế để tăng năng suất lao động, bảo đảm tái sản xuất sức lao động và chuyển dời cơ cấu lao động theo vùng và theo ngành nghề.
Các hình thức trả lương: theo thời gian và theo sản phẩm.
Sử dụng đòn bẩy lợi nhuận trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp:
Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư được tạo ra trong các doanh nghiệp công nghiệp. Lợi nhuận phụ thuộc vào 2 yếu tố: tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí sản xuất.
Vận dụng công cụ lợi nhuận được thực hiện thông qua chế độ phân phối tổng lợi nhuận thu được trong các doanh nghiệp.
Sơ đồ mô hình lợi nhuận
Trong đó:
P: Tổng lợi nhuận;
P1: Là lợi nhuận biểu hiện ở hình thức thuế gián thu nộp vào ngân sách; P2: Là lợi nhuận của doanh nghiệp;
P2.1 Lãi suất tiền vay của chủ nợ;
P2.2 Bộ phận lợi nhuận để lại của doanh nghiệp;
P2.2.1Bộ phận lợi nhuận biểu hiện dưới hình thức thuế TNDN, tập trung vào ngân sách;
P2.2.2Lợi tức của chủ thể góp vốn kinh doanh;
P2.2.3Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp;
P2.2.3.1; P2.2.3.2; P2.2.3.3 Là bộ phận lợi nhuận thành lập các quỹ: phát triển sản xuất,
phúc lợi và khen thưởng.
Việc xác định đúng đắn tỷ lệ phần trăm lợi nhuận phân phối trong sơ đồ trên là nội dung quan trọng của công cụ này.
P1P2 P2 P P2.1 P2.2 P2.2.1 P2.2.2 P2.2.3 P2.3.1 P2.3.2 P2.3.3
Phần II: Quản lý chất lượng