Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng docx (Trang 31 - 32)

- Đối với vốn lưu động: gồm số vốn ngân sách cấp từ thời điểm giao vốn, số vốn ngân sách cấp thêm or DN tự bổ sung trong kỳ báo cáo.

3.1.2.Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với công nghiệp

- Nền sản xuất xã hội do sự phát triển ngày càng sâu của phân công lao động xã hội, trình độ xã hội hoá của quá trình sản xuất ngày càng cao để cho toàn bộ quá trình tái sản xuất hoạt động đều đặn, nhịp nhàng, đòi hỏi phải có sự tập trung của Nhà nước.

- Bản thân từng nhà kinh doanh, từng nhà quản trị doanh nghiệp điều khiển hoạt động trong một bộ phận nhỏ hẹp - một DN, do đó tầm nhìn xa trông rộng để định hướng sự phát triển và để tránh mọi rủi ro, hoặc do khả năng tự tạo lập những điều kiện, những môi trường cho hoạt động DN bị hạn chế, họ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

+ Riêng đối với công nghiệp sự cần thiết khách quan của sự quản lý Nhà nước:

- Công nghiệp do đặc điểm của quá trình sản xuất, đặc điểm về tính đa dạng hoá hoạt động, đa dạng hoá SP, đặc điểm về công nghệ SX mà sự phát triển của phân công lao động có trình độ sâu hơn, trình độ xã hội hoá cao hơn bất cứ một ngành nào.

- Trong công nghiệp, cơ chế thị trường tác động khá sâu rộng và mạnh mẽ, những tác động tích cực càng nhiều, song, những tiêu cực cũng không phải là ít.

- Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất to lớn có vị trí nòng cốt của cơ sở hạ tầng trong xã hội. Do đó, để tạo dựng, định hướng sự phát triển và bảo vệ bộ phận kiến trúc hạ tầng đòi hỏi Nhà nước phải quản lý cơ sở hạ tầng mà trước hết là CN.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng docx (Trang 31 - 32)