Ti lợi nhuận thực thu được năm i;

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng docx (Trang 25 - 28)

Ki khấu hao cơ bản thu hồi được năm i.

+ Thời hạn thu hồi vốn có tính đến các yếu tố thời gian của tiền tệ được xác định như sau: định như sau:

2.3. Quản lý tài chính trong sản xuất sản xuất kinh doanh công nghiệp2.3.1. Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh công nghiệp 2.3.1. Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh công nghiệp

2.3.1.1 Vốn góp đầu tư ban đầu và vốn từ lợi nhuận để lại

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu là vốn Nhà nước;

Đối với công ty cổ phần nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty.

Sau thời gian hoạt động, số vốn ban đầu ngày càng tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dùng một phần lợi nhuận không chia để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.

2.3.1.2. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu

Nguồn vốn phát hành cổ phiếu là nguồn vốn dài hạn quan trọng được huy động thông qua thị trường chứng khoán, các cổ phiếu được phát hành khi thành lập công ty hoặc trong quá trình phát triển của công ty vào dịp được phép tăng vốn tự có.

Cổ phiếu là loại chứng từ có giá trị ban đầu ghi trên cổ phiếu được gọi là mệnh giá, giá cả của cổ phiếu trên thị trường được gọi là thị giá.

Có 2 loại cổ phiếu:

- Cổ phiếu thường: Loại cổ phiếu không kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó, không có mức lãi suất cố định.

- Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu được hưởng những ưu đãi nhất định, được chia thành 3 loại:

+ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Là loại cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với số phiếu phổ thông.

+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Là loại cổ phiếu được hưởng cổ tức cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.

+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Là loại cổ phiếu được công ty cổ phần hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện ghi trên cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.

2.3.1.3. Nguồn vốn phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu là một giấy tờ nợ chứng nhận người cầm nó có quyền đòi nợ người phát hành nó, trái phiếu là chứng khoán nợ, người mua trái phiếu là trái chủ, là chủ nợ của công ty phát hành.

Khi phát hành trái phiếu, công ty cần chú ý: - Tình hình của công ty

- Lãi suất của ngân hàng trên thị trường - Nội bộ doanh nghiệp

- Tính chất của dự án đầu tư

2.3.1.4. Vốn tín dụng ngân hàng

Vốn tín dụng ngân hàng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hạn chế của việc vay vốn ngân hàng:

- Điều kiện tín dụng: Hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính và những thông tin cần thiết mà khách hàng yêu cầu.

- Điều kiện đảm bảo tiền vay: Tài sản thế chấp, bảo lãnh hoặc tín chấp

- Sự kiểm soát của ngân hàng: Doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay.

- Lãi suất vay vốn

2.3.1.5. Vốn thuê mua tài chính

Ưu điểm của vốn thuê mua tài chính: + Doanh nghiệp không cần phải thế chấp; + Có thể tiết kiệm được vốn cho các bên;

+ Hạn chế rủi ro, không ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ giữa ngân hàng, nhà cung cấp, bảo hiểm, doanh nghiệp đi thuê; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không phân biệt đối xử đối với các thành phần kinh tế khác nhau khi họ có nhu cầu.

2.3.2 Các công cụ tài chính tiền tệ nhằm kiểm soát hoạt động và điều tiết thu nhập của doanh nghiệp doanh nghiệp

2.3.2.1. Chính sách thuế

Thuế là công cụ được chính phủ các nước sử dụng, nhằm tác động vào SXKD, điều tiết thu nhập, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. CS thuế gồm:

- Hệ thống các loại thuế; - Đối tượng chịu thuế; - Thuế suất;

- Căn cứ xác định mức thuế;

- Đối tượng hưởng ngoại lệ về thuế.

2.3.2.2. Chính sách tín dụng

Bao gồm các nội dung cơ bản là qui chế hoạt động của ngân hàng thương mại, chính sách bảo hiểm tín dụng, chính sách lãi suất tín dụng, CS tín dụng ưu đãi...

Hệ thống tín dụng được duy trì theo hai hướng:

+ Tín dụng thương mại trên cơ sở quan hệ cung cầu có sự điều tiết của Nhà nước thông qua Ngân hàng Nhà nước.

+ Tín dụng ưu đãi nhằm mục đích phát triển được phân phối theo lãi suất thấp hơn và theo hạn mức nhất định.

Vai trò của ngân hàng trong việc giám sát hoạt động tài chính và sử dụng tín dụng đúng mục đích trong SXKD CN:

- Cơ chế hoạt động của ngân hàng thương mại; - Khả năng đánh giá tài chính của DN;

- Khả năng lựa chọn đúng đắn các đối tượng sử dụng tín dụng ưu đãi, đánh giá hiệu quả sử dụng tín dụng ưu đãi...

Tỷ giá hối đoái là phạm trù thể hiện tương quan giá cả giữa đồng tiền của một nước này với đồng tiền của một nước khác trên cơ sở giá trị của chúng.

- Tỷ giá hối đoái thả nổi; - Tỷ giá hối đoái cố định;

- Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết của nhà nước.

2.3.2.4. Bảo toàn vốn

Nội dung và yêu cầu bảo toàn vốn

Bảo toàn vốn là yêu cầu tự thân của DN, vì đó là điều kiện cần thiết cho việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Bao gồm: tài chính, kinh tế và pháp lý.

- Mặt tài chính, bảo toàn vốn của DN là bảo toàn sức mua của vốn vào thời điểm đánh giá mức độ bảo toàn vốn so với thời điểm cơ sở (thời điểm gốc) được chon.

- Mặt kinh tế, bảo toàn vốn của DN là bảo đảm khả năng hoạt động của DN so với thời điểm cơ sở.

- Mặt pháp lý, bảo toàn vốn của DN là bảo đảm tư cách kinh doanh của DN.

Phương pháp bảo toàn vốn:

Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá trị của DN được xác định thông qua thị trường (thị giá). Thị giá có thể bằng không hoặc bằng giá trị thực của DN, thông tin càng không hoàn hảo thì các thông số nói trên của DN càng không hoàn hảo.

Khi đánh giá mức độ bảo toàn thực của vốn cần dựa chủ yếu vào giá trị thực của vốn, có tính đến thị giá và giá trị thời gian của tiền tệ.

Đối với các DN Việt Nam hiện nay, việc đánh giá mức độ bảo toàn vốn chủ yếu dựa vào vấn cấp ban đầu, vốn bổ sung và mức độ trượt giá. Phương thức xác định:

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng docx (Trang 25 - 28)