I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 1986-
47 Ban nội chính TW Đảng cộng sản Việt Nam: Một số văn bản của Nhà nước về phòng, chống tham
nhũng. NXB CTQG HN. 2005. Trang 70-71.
48 Ban nội chính TW Đảng cộng sản Việt Nam: Một số văn bản của Nhà nước về phòng, chống tham
chống tham nhũng là tập trung chống tệ tham ô, hối lộ, cố ý làm trái chính sách, pháp luật và sử dụng lãng phí tiền bạc, tài sản Nhà nước.
Để đạt được mục tiêu đó, cuộc đấu tranh chống tham nhũng phải được tiến hành thường xuyên, rộng khắp ở tất cả các tổ chức kinh tế, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội, không loại trừ cơ quan đơn vị nào, đặc biệt trọng điểm là các cơ quan, đơn vị quản lý nhiều tiền, hàng vật tư quý hiếm, ngoại tệ, sử dụng vốn lớn và những nơi có biểu hiện tham ô, hối lộ, lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản XHCN. Từ đó xác định các mục tiêu cụ thể cho cuộc đấu tranh này là: Chống mọi hành vi lợi dụng chức trách, quyền hạn dưới mọi hình thức… để tham ô, chiếm đoạt tài sản nhà nước; chống các hành vi cố ý làm trái chính sách, pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản XHCN; chống tùy tiện đặt ra tổ chức, chế độ ngoài quy định của Nhà nước về nhà ở, xe cộ, không sử dụng công quỹ vào liên hoan, hội nghị…
Như vậy, Quyết định số 240/ HĐBT là văn bản đầu tiên của Nhà nước ta đánh giá đúng thực trạng tham nhũng, lãng phí trên đất nước ta những năm đầu thời kỳ đổi mới, đồng thời nêu ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó. Theo yêu cầu và mục tiêu trước mắt của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chúng ta phải tập trung sức tiến công vào các tệ tham ô, hối lộ, cố ý làm sai chính sách pháp luật của Nhà nước. Cuộc đấu tranh này đòi hỏi trách nhiệm và sự quyết tâm cao của các cơ quan, đơn vị, các cấp các ngành… Đặc biệt đòi hỏi “thái độ đối với tệ tham nhũng phải nghiêm khắc đối với mọi tội phạm, thể hiện sự bình đẳng thật sự của mọi công dân trước pháp luật, không có trường hợp ngoại lệ”49. Chống tham nhũng đã không còn là việc riêng của cơ quan chuyên trách mà là công việc của toàn đảng, toàn dân. Và cuộc đấu tranh này mới chỉ thật sự bắt đầu.
Thực tế của chúng ta lúc này là cùng với nạn tham nhũng thì buôn lậu qua biên giới cũng đã trở nên phổ biến và là một khó khăn nữa đặt ra cho đất nước .Vì
49 Ban nội chính TW Đảng cộng sản Việt Nam: Một số văn bản của Nhà nước về phòng, chống tham
vậy Đảng ta xác định: “Thực hiện thắng lợi cuộc vận động chống tham nhũng chống buôn lậu là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất có ý nghĩa toàn diện về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng trong tình hình hiện nay, bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, góp phần làm trong sạch Đảng, bộ máy Nhà nước”50. Thực hiện điều đó Chỉ thị 416 CT ngày 3/12/1990 của Hội đồng bộ trưởng “Về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ tham nhũng và buôn lậu” và Chỉ thị số 08/ CT-TATC ngày 6/12/1990 của Tòa án nhân dân tối cao “Về triển khai chống tham nhũng, buôn lậu qua biên giới và một số loại tội phạm khác” đã được ban hành, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn khác.
2. Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (1986-1991)
Cùng với lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm chú ý đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên cuộc đấu tranh này mới chỉ thực sự bắt đầu kể từ khi Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 240/ HĐBT(26/6/1990) và đã thu được kết quả đáng mừng. Hàng nghìn vụ lớn, nhỏ ở xã, huyện, tỉnh, ở các ngành, các bộ đã được đưa ra ánh sáng.
Tính đến cuối năm 1990, qua kiểm sát ở 892 đơn vị thương nghiệp quốc doanh đã phát hiện 532 đơn vị liên kết, liên doanh trá hình để tư thương núp bóng trốn thuế. Các cơ quan nội chính đã thụ lý 3380 vụ án liên quan đến tham nhũng với 5270 bị can, truy tố 1034 vụ với 1674 bị can. Trong tổng số 3380 vụ án có: 990 vụ với 1582 bị can phạm tội tham ô; 1551 vụ với 1810 bị can phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; 52 vụ với 113 bị can phạm tội lừa đảo; 179 vụ với 442 bị can phạm tội cố ý làm sai chính sách.
Các ngành nội chính đã thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát 76,9 tỷ đồng Việt Nam và hơn 2,5 triệu đô la Mỹ. Qua phát hiện đấu tranh đã kiên quyết khởi tố
50 Ban nội chính TW Đảng cộng sản Việt Nam: Một số văn bản của Nhà nước về phòng, chống tham
484 vụ thuộc ngành ngân hàng, tín dụng; 101 vụ thuộc ngành dự trữ quốc gia. Đặc biệt tiêu cực ở một số cục dự trữ quốc gia là hết sức nghiêm trọng đã dược báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện như: Chi cục dự trữ lương thực Hải Hưng (A34 Hải Hưng), Chi cục dự trữ quốc gia Thanh Hóa, Chi cục dự trữ lương thực Hà Sơn Bình, Chi cục dự trữ quốc gia Thái Bình…Điều này phản ánh mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng tiêu cực, đồng thời cũng là một số kết quả trong đấu tranh chống tiêu cực của chúng ta ở giai đoạn này51.
Cũng trong thời gian này những tiêu cực xung quanh việc đền bù, dời dân giải phóng lòng hồ sông Đà, đặc biệt là vụ cố ý làm trái pháp luật, tham ô 500 triệu đồng ở công ty Lask- Thành phố Hồ Chí Minh là những điển hình cho công tác đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
Có thể thấy, sau hơn 4 năm thực hiện đổi mới và 1 năm thực hiện quyết định số 240/ HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng, được sự hỗ trợ của báo chí, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, sự hoạt động kịp thời và nghiêm minh của các cơ quan Đảng và Nhà nước nên đã phát hiện, điều tra, kết luận và xét xử hàng nghìn vụ, thu hồi hàng trăm tỷ đồng và nhiều tài sản khác; đã xử lý, kỷ luật, buộc thôi việc hàng vạn cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, trong đó có một số cán bộ cao cấp.ở nhiều địa phương, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chống tham nhũng được thực hiện vững chắc, điển hình là các tỉnh, thành phố: Hà Sơn Bình, Bình Định, Vĩnh Phú, Hải Phòng…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót:
- Tệ tham nhũng chưa được ngăn chặn, trái lại tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, ngày càng tinh vi, móc nối chằng chịt, có tổ chức.
- Tham nhũng xảy ra ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị khá nhiều nhưng việc phát hiện và đấu tranh còn quá ít so với thực tế.