Theo Tạp chí lý luận chính trị Số tháng 3/ 2001 75 Tạp chí Kiểm sát Số 2/2002.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 55 - 57)

I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ (1996-2001)

74Theo Tạp chí lý luận chính trị Số tháng 3/ 2001 75 Tạp chí Kiểm sát Số 2/2002.

75Tạp chí Kiểm sát. Số 2/2002.

Vụ Trần Hồng Sơn, Giám đốc công ty phát triển dân tộc và miền núi cùng 12 bị can phạm tội tham ô, đưa và nhận hối lộ, chiếm đoạt của nhà nước 8.934.000.000 đồng. Vụ Mai Văn Huy, Giám đốc công ty thương mại dầu khí tỉnh Đồng Tháp cùng 38 bị can phạm tội tham ô, đưa và nhận hối lộ, buôn lậu, cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 160 tỷđồng.Vụ Nguyễn Hùng Tấn, Giám đốc công ty dược và xuất nhập khẩu tỉnh Cà Mau cùnh 4 bị can phạm tội tham ô, cố ý làm trá gây thiệt hại 12 tỷđồng. Vụ Nguyễn Thị Bé Tư, Giám đốc dịch vụ thương mại tỉnh Cà Mau cùng 9 bị can phạm tội tham ô, lạm dụng tín nhiệm chiế đoạt tài sản, cố ý làm trái gây thiệt hại 6.1 tỷđồng. Vụ Trương Thị Thanh Hương, nguyên Giám đốc công ty lương thực tỉnh An Giang cùng 17 bị can phạm tội cố ý làm trái gây thiệt hại 45 tỷ đồng.Vụ Lã Thị Kim Oanh, Giám đốc công ty tiếp thịđầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng 3 bị can phạm tội tham ô, cố ý làm triái gây thiệt hại 70 tỷ đồng. Vụ Trương Kiệt Tường, Nguyên Giám dốc ngân hàng Việt Hoa cùng 58 bị can phạm tội tham ô, lừa đảo, cố ý làm trái gây

thiệt hại 1.660 tỷ đồng. Vụ Phạm Minh Thông, Giám đốc công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà

thành phốĐà Nẵng cùng 12 bị can phạm tội cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 4 tỷđồng. Vụ Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc công ty nước khoáng Kim Bôi cùng 9 bị can phạm tội tham ô, lừa đảo , cố ý làm trái gây thiêt hại hơn 2 tỷđồng.

- Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp.

- Các cơ quan chức năng đã có bước chuyển tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, khuyết điểm. Đó là sự phối hợp không ăn khớp, không đồng bộ giữa công tác kiểm tra của Đảng và thanh tra của Nhà nước và các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

- Nhiều cán bộ làm công tác đấu tranh chống tham nhũng còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên một số vụ việc không được xử lý đúng người, đúng tội, gây ra tâm lý thiếu tin tưởng và giảm sút ý chí đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Công tác tổ chức đấu tranh chưa thật kịp thời và tích cực, xử lý chưa kiên quyết, nghiêm minh, nhiều vụ còn nương nhẹ, có khi bao che.

- Nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng bị quần chúng phát hiện nhưng trong cuộc đấu tranh này, chúng ta vẫn chưa thực sự phát huy có hiệu qua vai trò của các tổ chức quần chúng: Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân trong việc tham gia giám sát, kiểm tra, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng ngay tại cơ sở mình.

- Cơ chế bảo vệ người đấu tranh chưa có hiệu quả nên tình trạng sợ bị trù dập, bị trả thù đã hạn chế đến kết quả đấu tranh chống tham nhũng.

Những hạn chế, khuyết điểm đó là điều khó tránh khỏi trong cuộc đấu tranh đầy cam go, phức tạp này, càng đồi hỏi Đảng ta phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả cao. II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ (2001-2006)

1. Ch trương ca Đảng

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết TW6 (lần 2) “Về đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”, chúng ta đã thu được một số kết quả tích cực: ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chức

trách, nhiệm vụ được giao cũng như tác phong làm việc gần gũi quần chúng, cơ sở , tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ, đảng viên có nhiều chuyển biến tốt hơn. Nhiều hành vi, thủ đoạn tham nhũng được làm rõ để đấu tranh, phê phán, ngăn chặn. Một số vụ án về quan liêu, tham nhũng, lãng phí bị truy tố và đưa ra xét xử đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật xã hội chủ nghĩa, lòng tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn tiêu cực khác vẫn là một trong những nguy cơ tiềm ẩn đang đe dọa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX, ngày 7/6/2001 Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW chỉ rõ những nội dung cụ thể trước mắt để tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW6 (lần2). Đặc biệt, Hội nghị lần thứ tư (11/2001) đã ban hành kết luận số 04-KL/TW “Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW (lần2) khóa VIII, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”.

Về tình hình đấu tranh chống tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, Kết luận nêu rõ: “không ít vụ việc tồn đọng, kéo dài nhiều năm được tiếp tục giải quyết Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng được coi trọng hơn. Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên tiếp tục được cảnh tỉnh, răn đe, một số nơi các vụ việc tiêu cực có giảm bớt. Các vụ việc nổi cộm phần lớn có liên quan đến tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu”76

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Kết kuận 04-KL/TW cũng chỉ ra những hạn chế của công tác xây dựng Đảng nói chung và đấu tranh chống tham nhũng nói riêng: “Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa tạo được những chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong việc nâng cao chất lượng của các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ tham nhũng, lãng phí. Nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng chưa kiên quyết chỉ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 55 - 57)