Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII NXB CTQG.HN 1996 Trang 133.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 47 - 51)

I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ (1996-2001)

65Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII NXB CTQG.HN 1996 Trang 133.

- Xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ tham nhũng ở mọi nơi, mọi cấp, đối với mọi cượng vị.

- Kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, nhân viên tham nhũng hoặc bao che, tiếp tay cho bọn tham nhũng, làm cho bộ máy thật sự trong sạch, vững mạnh.

- Tăng cường giáo dục chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên… phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không để đồng tiền cám dỗ sa vào tham nhũng dưới bất cứ hình thức hoặc mức độ nào.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu, không tham nhũng và phải chịu trách nhiệm về tệ tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình. Lựa chọn những người trong sạch, có bản lĩnh chính trị, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn tham gia công tác chống tham nhũng. Xây dựng cơ chế để Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân phát hiện và tích cực tham gia chống tham nhũng… Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này.

Cùng với quyết tâm của Đảng tại Đại hội VIII (6/1996), ngày 19/1/1996 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập “Ban công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu”, quy định nhiệm vụ quyền hạn của Ban này: Theo dõi và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, biện pháp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác chống tham nhũng, buôn lậu. Tích cực xem xét các vụ, việc tham nhũng, buôn lậu do Thủ tướng chính phủ giao trực tiếp. Tổ chức phối hợp công tác giữa các Bộ và ngành. Tiếp nhận thông tin, tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu. Tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước về công tác chống tham nhũng, buôn lậu…

Đây là cơ quan chuyên trách đầu tiên của Nhà nước ta đối với công tác chống tham nhũng, buôn lậu. Điều này phản ánh thực trạng tham nhũng, buôn lậu nghiêm trọng của đất nước ta đồng thời thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước đối với cuộc đấu tranh này.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII (18/6/1997) “Về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh” đã nhận định: Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới , những mặt yếu kém vốn có của hệ thống chính trị, của bộ máy Nhà nước trong cơ chế cũ đã bộc lộ rõ, đồng thời xuất hiện nhiều khó khăn, vướng mắc mới cần giải quyết; “Bộ máy Nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng chưa được ngăn chặn…Đất đai, vốn và tài sản Nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thoát nghiêm trọng”66.

Từ thực trạng đó, Nghị quyết xác định: “Phương hướng vừa cơ bản vừa cấp bách hàng đầu lúc này là giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy Nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn

đối với chế độ ta”67.

Nghị quyết “Về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” chỉ rõ một trong những thực trạng của đội ngũ cán bộ lúc này là một bộ phận cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng. Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này có chiều hướng phát triển làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Và một trong những tiêu chuẩn của cán bộ thời kỳ này là: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

Vì vậy, một nhiệm vụ chủ yếu của công tác cán bộ lúc này là: “Đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực

66Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW khóa VIII. NXB CTQG. HN. 1997. Trang 38.

khác, tập trung vào các hành vi: tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhận hối lộ và đòi hối lộ”68.

Cần phải khẳng định rằng Đảng ta đã luôn luôn qua tâm đến công tác cán bộ và giải quyết tình trạng vi phạm kỷ luật của cán bộ, đảng viên, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, trong đó có cả biểu hiện cơ hội chính trị, về đạo đức lối sống, về tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa, mất đoàn kết, cục bộ dịa phương, tổ chức kỷ luật kém.

Để có cơ sở pháp lý cho việc tiến hành đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, điều vô cùng quan trọng và cấp thiết là phải hoàn thiện các văn bản pháp lý. Tháng 2/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành “Pháp lệnh chống tham nhũng” và “Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Đây là những văn bản pháp luật chuyên biệt đầu tiên về chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Những văn bản quy phạm pháp luật này khẳng định: đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn liền và phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và 1 năm triển khai thực hiện pháp lệnh chống tham nhũng và pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã thu được kết quả bước đầu: Phần lớn cán bộ, đảng viên tiếp tục giữ vững và phát huy được tư cách đảng viên, tích cực lao động, công tác, học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Đã có những tấm gương sáng về người chiến sĩ cộng sản trên mặt trận kinh tế thị trường, nhiều đồng chí tích cực đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác, đấu tranh giữ gìn truyền thống tốt đẹp, đạo đức cách mạng và bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên một bộ phận cán bộ, đảng viên, lại là cán bộ đảng viên có chức có quyền suy thoái về đạo đức, lối sống. Đặc biệt, tệ quan liêu, lãng phí của công, tham nhũng, hối lộ, “ăn chia” bòn rút của công, lối sống xa hoa hưởng lạc diễn ra

khá phổ biến, phát triển ngày càng nghiêm trọng. Đây là một trong những yếu kém, khuyết điểm của Đảng. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng phải có biện pháp để phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, nhất là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.

Hội nghị TW6 (lần2) Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII (2/1999) đã ra Nghị quyết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng

hiện nay”, nhấn mạnh hơn việc đổi mới chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với tăng

cường chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Nghị quyết TW6 (lần 2) chỉ ra: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu của một bộ phận cán bộ đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”69.Trong công tác xây dựng Đảng lúc này là phải tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập và thực hiện nghiêm túc pháp lệnh chống tham nhũng và pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nghị quyết đã nêu những nhiệm vụ để tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có hiệu quả:

- Các cấp ủy Đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ TW đến cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ trách. Khi xảy ra tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm của vụ việc mà xem xét hình thức kỷ luật đối với cấp ủy và người đứng đầu về chế độ trách nhiệm.

- Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp, cùng với cơ quan thanh tra, điều tra , kiểm soát, tòa án phải nắm chắc tình hình và khẩn trương kiểm tra, kỷ luật, xử lý kịp thời đúng pháp luật những đơn tố cáo về đạo đức, lối sống tiêu cực của cấp ủy viên và người đứng đầu các cơ quan.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 47 - 51)