CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
1. Một số kinh nghiệm bước đầu
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt và gặp nhiều khó khăn. Với những thành tựu và hạn chế trong cuộc đấu tranh này cho thấy một số kinh nghiệm bước đầu như sau:
*Phải coi trọng công tác giáo dục, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, giáo dục chính trị tư tưởng để mọi người không muốn, không thích, và không cần tham nhũng.
Sự yếu kém, sơ hở trong quản lý là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tham nhũng, lãng phí. Vì vậy để phòng và chống tham nhũng, lãng phí, phải xóa bỏ cơ sở làm nảy sinh tham nhũng, lãng phí, ban hành mới các quy định pháp luật về quản lý kinh tế theo hướng cụ thể, chặt chẽ. Thủ tục hành chính phải gọn nhẹ, dễ thực hiện, tránh tình trạng “hành là chính”; quy chế công chức, công vụ phải rõ ràng. Đồng thời với xác định quyền lợi là xác định rõ trách nhiệm của các cấp các ngành, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân công chức. Mọi quy định, thủ tục phải được công khai hóa, tránh các quy định tạo ra đặc quyền, đặc lợi.
Xây dựng không khí dân chủ, công khai để nhân dân đưa ra ý kiến, nguyện vọng của mình; động viên nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ công chức nhà nước.
Bảo đảm minh bạch tài sản, thu nhập của đảng viên, cán bộ, công chức. Thực hiện kê khai tài sản, kê khai và kiểm soát thu nhập của cán bộ công chức.
Ban hành những quy định về đạo đức nghề nghiệp, những quy định xác định một số việc công chức không được làm.
Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho cán bộ, công chức, coi đây là một tiêu chuẩn để giao chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Đảng và nhà nước cần nghiên cứu để có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với một số chức vụ, ngành nghề hoặc vị trí nhất định để loại trừ nguy cơ xảy ra tham nhũng đối với người đó. Thường xuyên thực hiện chế độ dưỡng liêm đối với số cán bộ công chức này và tất cả các cán bộ công chức đang đương nhiệm.
* Có chế độ quản lý cán bộ, công chức một cách khoa học, chặt chẽ, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quy, hiện đại.
Cán bộ, công chức nhà nước trực tiếp là người có các hành vi tham nhũng, lãng phí. Để bảo vệ sự trong sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức, trước hết phải có quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quy chế làm việc, trách nhiệm rõ ràng. Đề cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tôn trọng và phục vụ nhân dân.
Nhà nước phải quản lý công chức chặt chẽ, áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm minh, nếu phạm tội phải bị xử lý hình sự nặng hơn so với công dân bình thường. Đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật về hành chính, công khai hóa việc xử lý công chức. Ngoài ra cũng phải chú trọng chăm lo đời sống của họ, có chế độ khen thưởng, đãi ngộ và mức lương thích đáng để duy trì và bảo đảm cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình.
Phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chính quy hiện đại: Có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, trung thành, tận tụy phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chế độ tuyển dụng, thăng tiến, kỷ luật, khen thưởng phải cụ thể, rõ ràng.
*Phải kiên quyết xử lý tham nhũng, lãng phí.
Việc phát hiện tham nhũng, lãng phí đã khó nhưng việc xử lý giải quyết còn khó khăn hơn vì nó liên quan đến nhiều người, trong đó có thể có cả những người giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí và để cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để, đúng pháp luật, đúng điều lệ mọi hành vi tham nhũng, lãng phí dù ở bất cứ cương vị lãnh đạo, công tác nào, xử lý đúng người, đúng tội.
* Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí.
Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho cuộc đấu tranh đạt kết quả tốt. Phải xây dựng đồng bộ các văn bản pháp luật nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kẽ hở phát sinh tham nhũng, lãng phí, tăng cường hiệu lực quản lý trong các lĩnh vực nhất là lĩnh vực kinh tế. Thủ tục hành chính phải rõ ràng, gọn nhẹ, thuận lợi cho người dân. Xây dựng quy chế công chức trong đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, tránh tạo ra đặc quyền, đặc lợi. Thủ tục giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức phải được công khai dân chủ.
Thực hiện giám sát thu nhập, quy định công khai tài sản của cán bộ, công chức.
Ban hành các văn bản luật nghiêm khắc trừng trị tội tham nhũng, lãng phí và các tội phạm về chức vụ, quyền hạn khác, quy định rõ các hành vi tham nhũng, lãng phí và các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi này gồm: Xử lý hành chính, xử lý hình sự, thu hồi tài sản cho nhà nước.
Tạo các cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan quản lý kinh tế. Đồng thời có cơ chế pháp lý tạo điều kiện thuận lợi, dân chủ cho nhân dân tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí; phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.
* Xây dựng cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, lãng phí đủ mạnh, độc lập trong điều tra và khách quan trong xử lý; tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Tham nhũng, lãng phí thường hay xảy ra ở những người lãnh đạo, có chức vụ, quyền hạn nằm trong tổ chức, bộ máy nhà nước, Vì vậy đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí là đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật của những người đó và cuộc đấu tranh này không giống với hoạt động chống các loại tội phạm thường gặp khác. Vì vậy để đấu tranh có kết quả phải có tổ chức, cơ quan chuyên trách, và phải độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu Chính phủ.
Tổ chức, cơ quan này phải có những quyền hạn nhất định, được phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, độc lập trong hoạt động. Cán bộ phải là những người có phẩm chất, có năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng chân chính.Tổ chức phải gọn nhẹ, linh hoạt mà hiệu quả, được trang bị những điều kiện, phương tiện làm việc thuận lợi để kịp thời phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí.
Bên cạnh đó, cần tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan chức năng như: Thanh tra, cảnh sát, công tố, kiểm toán… cùng với cơ quan chuyên trách kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí.
* Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh này.
Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy trong cuộc đấu tranh gay gắt, phức tạp này phải tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân, biết thu hút, lôi cuốn nhân dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh này.
Tạo ra cơ chế dân chủ để nhân dân phát hiện, tố giác tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác. Có quy định và biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí; có cơ chế khen thưởng, động viên kịp thời và thích đáng đối với những người phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí.
*Tăng cường họat động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tham nhũng, lãng phí đã trở thành “quốc nạn” của nhiều quốc gia trên thế giới và chống tham nhũng luôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm ở các nước này. Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại ngày càng phải đương đầu với những thách thức ghê gớm của tệ nạn này. Quy mô, tính chất và phạm vi của các tội pham tham nhũng đã buộc các nước phải có sự phối hợp hành động bằng những chương trình hợp tác chống tham nhũng, buôn lậu, tội phạm quốc tế.
Việt Nam cũng nằm trong quy luật này, để cuộc đấu tranh có hiệu quả cao đòi hỏi chúng ta phải có sự hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chú trọng xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch để chống lại loại tội phạm nguy hiểm này.
.2. Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí trong giai đoạn hiện nay
* Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự chỉđạo thực hiện của các cấp chính quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và sự giám sát của cơ quan dân cử, của các tố chức đoàn thể theo đúng chức nâng, thẩm quyền.
Cấp ủy cần theo dõi chặt chẽ và chỉ đạo kịp thời, đặc biệt đối với các vụ án phức tạp với quy mô lớn, hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội nghiêm trọng hoặc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành.
Trong cuộc đấu tranh này, cấp ủy phải thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho những cán bộ tích cực đấu tranh, đảm bảo sự an toàn về tính mạng và tài sản của họ và người thân.
* Hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, yêu cầu có một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội cơ
bản.
Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức, công khai những thủ tục hành chính. Có cơ chế thuận tiện trong thủ tục thanh toán tài chính không dùng tiền mặt, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng hình thức này nhằm hạn chế tối đa tham nhũng, lãng phí; quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản của tập thể, của Nhà nước; cần có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi tham nhũng, lãng phí.
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta , cần sửa đổi Pháp lệnh cán bộ, công chức , tăng cường trách nhiệm đối với những người đứng đầu cơ quan- nơi để xảy ra tham nhũng, lãng phí gây hậu quả nghiệm trọng. Tuy nhiên khi xử lý các vụ tham nhũng, lãng phí không chỉ về trách nhiệm hình sự mà còn cần có biện pháp, chế tài dủ mạnh để thu hồi tiền và tài sản nhà nước, tập thể đã bị tham ô, làm thất thoát.
Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, gương mẫu, trong sạch về lối sống, có đủ đức và tài, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, kết hợp với tăng cường cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và các thủ tục hành chính. Tiếp tục xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Công khai hóa các thủ tục hành chính để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý, sử dụng đất đai, cấp phát ngân sách, đấu thầu xây dựng, mua sắm vật tư, xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh phân quyền cho cấp dưới và cơ sở đi đôi với việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của cấp trên. Kiện tòan các cơ quan công an, cơ quan tư pháp, cơ quan kiểm toán thực sự trong sạch, đủ mạnh làm nòng cốt trong cuộc đấu tranh này. Xóa bỏ cơ chế “xin cho”.
* Cải cách chế độ tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ công chức , đồng thời nêu cao trách nhiệm của họđối với công việc được giao.
Nhanh chóng xây dựng được một hệ thống thang, bảng lương tương xứng, hợp lý với sự đóng góp, cống hiến của cán bộ. Đi đôi với chính sách đãi ngộ, kiên quyết điều chuyển, sắp xếp lại hoặc đưa ra khỏi bộ máy của các tổ chức trong hệ thống chính trị những cán bộ, đảng viên yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức; cất nhắc những cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, có trình độ và năng lực vào những vị trí quan trọng trong cơ quan của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội.
Thực hiện tốt quy định của đảng về việc đảng viên phải tham gia sinh hoạt ở chi bộ nơi cư trú, đây là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ. * Tập trung giải quyết các vụ tham nhũng, lãng phí nổi cộm, bức xúc.
Các cấp chính quyền rà soát lại các vụ vệc ở cơ quan, đơn vị mìmh để phân loại các vụ việc theo tính chất, mức độ nghiêm trọng để xử lý kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật những cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, lãng phí và cả những người tiếp tay cho các hành vi đó.
Tập trung chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, rút tra các bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước về các lĩnh vực và trong công tác cán bộ để có chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách hiệu quả.
*Tiếp tục thực hiện việc kê khai, minh bạch tài sản, nhà đất, thu nhập của cán bộ, công chức.
Việc kê khai tài sản cần làm nghiêm túc, triệt để với tất cả cán bộ, công chức, tránh việc kê khai mang tính hình thức, chiếu lệ và phải làm định kỳ hàng năm và khi cần thiết. Trước khi tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các ứng cử viên phải báo cáo trung thực tài sản, thu nhập hiện tại của mình trước cử tri, trước mặt trận tổ quốc nơi ứng cử viên tham gia ứng cử.
Trước mắt tổ chức kê khai tài sản của những cán bộ, đảng viên có biểu hiện giàu lên một cách nhanh chóng để làm rõ nguồn gốc tài sản đó. Kiên quyết không để lọt những phần tử cơ hội, quan liêu, tham nhũng vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng và chính quyền để trục lợi.
* Thường xuyên tổ chức tổng kết kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng, hoạt động tội phạm quốc tế khác.
Tổ chức tổng kết kết quả đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong các giai đoạn cụ thể để rút kinh nghiệm và bổ sung, hoàn thiện cơ chế, biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả hơn. Có cơ chế, chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí, đồng thời có các biện pháp bảo vệ, khen thưởng những người kiên quyết, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí hoặc cung cấp thông tin liên quan.
* Dựa vào quần chúng nhân dân đểđấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện dân chủ rộng rãi, “lấy đân làm gốc”, dựa vào dân để giám sát công việc của cán bộ, đảng viên với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, trong các doanh nghiệp. Công khai hóa tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được bàn và quyết định những khoản thu chi của xã, phường.
Lập các kênh thông tin giữa quần chúng nhân dân với các cơ quan bảo vệ