Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X NXB CTQG.HN 2006 Trang 128.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 62 - 63)

I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ (1996-2001)

82Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X NXB CTQG.HN 2006 Trang 128.

Hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị–xã hội và nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, phát hiện đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Thể hiện quyết tâm chính trị của Đại hội X về kiên quyết đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng (24/7/2006) đã thảo luận và thông qua Nghị quyết “Về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” với những mục tiêu cụ thể, quan điểm rõ ràng cùng với các chủ trương kiên quyết, giải pháp đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong cuộc đấu tranh này. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên, bước phát triển mới và rất quan trọng, khẳng định quyết tâm chính trị và trách nhiệm cao của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí từ khi Đảng cầm quyền đến nay.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân những ưu điểm, thiếu sót, khuyết điểm trong những năm qua, Nghị quyết TW3 đề ra mục tiêu: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tạo sự chuyển biến rõ rệt để giữ

vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ công chức kỷ

cương, liêm chính.83Nghị quyết đã nêu ra 5 quan điểm cơ bản trong phòng, chống

tham nhũng, lãng phí là:

- Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, kinh tế, hành chính, hình sự.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 62 - 63)