Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW khóa X NXB CTQG.HN 2006 Trang 13-14.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 63 - 67)

I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ (1996-2001)

83Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW khóa X NXB CTQG.HN 2006 Trang 13-14.

- Phòng chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

- Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu.

- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.

- Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.

Nghị quyết TW3 đã đưa ra hệ thống giải pháp rất cơ bản và toàn diện về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên.

- Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Sửa đổi bổ sung các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai dân chủ; Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương; Bảo đảm minh bạch tài sản, thu nhập của Đảng viên, cán bộ, công chức.

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội: Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai và công sở; Chấn chỉnh công tác

quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua sắm công; Chấn chỉnh công tác thu- chi ngân sách; Tiếp tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường quản lý vốn, tài sản nhà nước và nhân sự tại doang nghiệp.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. - Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. - Tăng cường giám sát của nhân dân và các cơ quan dân cử như Quốc hội, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức quần chúng.

- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng: Chủ động tham gia các chương trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống tham nhũng…

Với tinh thần giáo dục mọi cán bộ, đảng viên không muốn, không thích tham nhũng, không thể tham nhũng và cuối cùng là không dám tham nhũng, Nghị quyết Hội nghị TW 3 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” thể hiện quyết tâm lớn của Đảng ta, kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng đội ngũ công chức, đảng viên trong sạch, vững mạnh, tạo ra bước chuyển biến mới trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tệ tham nhũng, lãng phí.

Ngày 6/12/2006, Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra chính phủ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số1424/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ84. Cục chống tham nhũng là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng giúp Tổng thanh tra quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chống tham nhũng theo thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ. Cục chống tham nhũng có nhiệm vụ:

- Xây dựng, trình Tổng thanh tra chiến lược, chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng;

- Giúp Tổng thanh tra tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo chức năng của Thanh tra Chính phủ;

- Giúp Tổng thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

- Trực tiếp thanh tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ;

- Tiếp nhận và thu thập các thông tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phòng, chống tham nhũng;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ;

- Tổng kết kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng.

Với sự ra đời của Cục phòng chống tham nhũng cùng với chức năng nhiệm vụ như trên, chúng ta tin tưởng rằng cuộc đấu tranh sẽ thắng lợi, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

2. Kết qu đấu tranh phòng chng tham nhũng, lãng phí (2001-2006)

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X và một năm đưa Luật phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chính thức có hiệu lực thi hành, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đã thu được những kết quả to lớn và có bước chuyển biến rõ rệt: đã đưa ra truy tố, xét xử đúng người, đúng tội nhiều vụ án lớn; kiểm tra và xử lý kỷ luật đối với những tập thể cấp ủy, các tổ chức đảng và cán bộ có liên quan đến các vụ án tham nhũng, lãng phí; việc xét xử các vụ án và chấp hành kỷ luật trong Đảng nghiêm minh hơn…đã được nhân dân cả nước đồng tình, hoan nghênh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước, quản lý các hoạt động kinh tế xã hội được đẩy mạnh. Năm 2003, các cấp các ngành đã tiến hành 7325 cuộc điều tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm vào một số ngành, lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm pháp luật và tham nhũng, lãng phí; tập trung xem xét, kỷ luật, xử lý 10373 vụ tố cáo, xử lý kỷ luật 1817 cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, trong đó phát hiện 903 trường hợp có hành vi tham nhũng với số tiền và tài sản giá trị hơn 108 tỷ đồng.

Trong đấu tranh chống tội phạm, theo thống kê của Bộ công an, lực lượng công an đã thụ lý, điều tra 399 vụ án liên quan đến tham nhũng, làm thất thoát 314 tỷ đồng. Cuối năm 2003 đã điều tra, khởi tố 139 vụ, 286 đối tượng, trong đó có 139 vụ tham ô làm thiệt hại 72,1 tỷ đồng, lợi dụng trách nhiệm chiếm đoạt tài sản Nhà nước 61 vụ, gây thiệt hại 59,9 tỷ đồng, cố ý làm trái pháp luật 188 vụ gây thiệt hại 183 tỷ đồng, đưa và nhận hối lộ 111 vụ với số tiền trên 2 tỷ đồng.85

Riêng năm 2005, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã phát hiện, điều tra hơn 11.000 vụ án (tăng gần 3000 vụ so với năm 2004), khởi tố hơn 2000 bị can, thu hồi và thu giữ hàng hóa giá trị 1.600 tỷ đồng. Đa số các vụ án liên quan đến cán bộ, công chức và có hành vi tham nhũng.86 Các vụ án tham nhũng lớn đáng chú ý được phát hiện và xử lý trong thời gian này là: Vụ buôn lậu trốn thuế ở Công ty Đông Nam, đã trốn thuế 134 tỷ đồng. Buôn lậu 108 tỷ đồng từ nhập khẩu điện thoại di động. Vụ Ngô Thanh Lam- nhân viên ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tham ô trên 4,6 triệu đô la. Vụ mua bán hạn ngạch xuất khẩu dệt may ở Bộ Thương mại…Đặc biệt là những vụ “nổi cộm” liên quan đến tham nhũng, lãng phí trong năm 200687 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 63 - 67)