Văn kiện Đảng toàn tập Tập 47 NXB CTQG.HN 2005 Trang 822.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 29 - 32)

I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 1986-

45Văn kiện Đảng toàn tập Tập 47 NXB CTQG.HN 2005 Trang 822.

Có thể thấy rằng công cuộc đổi mới đang tạo ra những thành tựu, kết quả trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nhưng đồng thời cũng làm cho các bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí lây ngấm trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và công chức và là khó khăn to lớn đối với sự nghiệp cách mạng. Vì vậy cùng với quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới đất nước thì Đảng cũng thể hiện quyết tâm của mình đối với những hành vi tham nhũng, lãng phí. Vì vậy trong phương hướng, mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 1986- 1990, Đảng quán triệt phải “thực hiện thường xuyên chế độ thanh tra tài chính, xử

lý nghiêm theo pháp luật để nhanh chóng thiết lập kỷ cương về tài chính, phát động quần chúng kiểm soát, giám sát để chống tệ tham nhũng, lãng phí”46.

Quán triệt quan điểm, đường lối của Nghị quyết Đại hội VI, tại Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VI đã ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng

Đảng, đảm bảo thực hiện NQ Đại hội VI của Đảng”. Nghị quyết này đề cập đến hạn chế của Đảng và tình trạng quan liêu, tham nhũng của đất nước: Sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức chưa ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, chưa đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới và yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, hống hách, ăn cắp của công, ăn hối lộ còn nặng nhất là ở một số cán bộ lợi dụng chức quyền hoặc vật tư, của cải của Nhà nước. Quan hệ giữa Đảng với quần chúng bị xói mòn, uy tín của Đảng giảm sút một cách nghiêm trọng.

Từ thực trạng trên, Nghị quyết đã đề ra một số yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí:

- Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; đấu tranh chống quan liêu, chống vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

- Kiên quyết phê phán và khắc phục tư tưởng bảo thủ không muốn đổi mới. Coi trọng đấu tranh chống các phần tử cơ hội, thiếu trung thực, lợi dụng đổi mới để luồn lách, hành động sai trái hòng thỏa mãn những tham vọng cá nhân

- Đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao phẩm chất, đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Nêu cao lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; lên án và đấu tranh mạnh với chủ nghĩa cá nhân và đầu óc địa vị; tệ tham ô, ăn cắp của công, ăn hối lộ, thói quan liêu cửa quyền, lối sống xa hoa, thực dụng…

- Phát triển rộng rãi các hình thức tiếp xúc và đối thoại với quần chúng với ý thức thực sự trọng dân, gần dân, nghe dân và tin dân, tránh quan liêu, hình thức…

- Các đoàn thể quần chúng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, đổi mới nội dung và phương thức họat động, xắp xếp lại bộ máy, cán bộ.

- Xây dựng phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mới, giảm bớt các cuộc họp không cần thiết, thiếu chuẩn bị.

- Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, kết hợp công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước, đấu tranh chống các biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu và tinh thần, trách nhiệm; sự bảo thủ, trì trệ, quan liêu, hống hách, xa rời quần chúng, lợi dụng chức quyền để tham ô, ăn cắp hoặc hưởng đặc quyền, đặc lợi.

- Làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Bước sang năm 1990, do những khó khăn về kinh tế và đời sống, tham nhũng, hối lộ lan tràn và trở thành tệ nạn, được nhìn nhận như một vấn đề quan trọng cần giải quyết trong hoạt động của Đảng và Nhà nước. Tham nhũng có trong mọi lĩnh vực, trong cả công tác cán bộ, ở những lĩnh vực tưởng chừng như không thể tham nhũng, đó chính là tình trạng chạy chức, chạy quyền, mua quan bán chức. Vì vậy, Quyết định số 240/HĐBT ngày 26/2/1990 của Hội đồng bộ trưởng “Vềđấu

tranh chống tham nhũng” là văn bản đầu tiên chúng ta mở đầu cuộc chiến chống

cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước đã xuất hiện ngày càng nhiều tệ tham nhũng dưới nhiều hình thức, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, trong việc xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân, gây nên sự bất bình trong nhân dân, sự bất công trong các tầng lớp xã hội và giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong không ít trường hợp hành vi tham nhũng đã gây tác hại như một tội ác hay một hành vi phá hoại. Chúng ta đã nhiều lần lên án và tiến hành nhiều biện pháp đểđấu tranh và ngăn chặn nhưng ít hiệu quả. Tệ tham nhũng dưới nhiều hình thức không những không bị ngăn chặn mà còn có chiều hướng nghiêm trọng hơn”47.

Quyết định 240/ HĐBT đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do: Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội còn lỏng lẻo, kỷ cương xã hội, pháp chế Nhà nước không nghiêm, công tác thanh tra, kiểm tra không thường xuyên và triệt để. Sự đan xen giữa cơ chế cũ và mới trong quá trình đổi mới đã tạo kẽ hở cho các phần tử thoái hóa, biến chất, cán bộ nhân viên nhà nước chạy theo lợi ích cá nhân để tham ô, ăn hối lộ, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tập thể và nhân dân. Nhưng nguyên nhân trước hết là do sự chỉ đạo của các cấp các ngành từ TW đến cơ sở chưa thấy hết trách nhiệm, chưa kiên quyết đấu tranh với các hành vi đó. Quyết định này ra đời là sự tiếp tục thực hiện cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội mà các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta trước đó đề ra.

Quyết định đã xác định: “Đấu tranh chống tham nhũng, ngăn chặn và xóa bỏ tệ tham nhũng là một trong những vấn đề nóng hổi hiện nay đòi hỏi trách nhiệm và quyết tâm cao của Hội đồng bộ trưởng, của các ngành các cấp, các cơ quan đơn vị và sự giám sát của nhân dân…”48.Và mục tiêu trước mắt của đấu của đấu tranh

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dạng lịch sử pptx (Trang 29 - 32)