Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy sợi

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 31 - 33)

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY SỢI

1. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy sợi

* Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo sản xuất cụ thể mà Tổng giám đốc giao cho.

* Nhiệm vụ: - Kế hoạch hoá:

+Trên cơ sở kế hoạch chung của Công ty và kế hoạch Công ty giao cho nhà máy, tổ chúc xây dựng kế hoạch tác nghiệp hàng tháng để thực hiện kế hoạch quý, năm của công ty giao và tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó xuống từng ca, từng tổ sản xuất.

+ Lập tiến độ chuyển giao bán thành phẩm và thành phẩm theo kế hoạch của Công ty với các nhà máy thành viên.

+Phân phối, quản lý và quyết toán kế hoạch các hạng mức đối với các tổ sản xuất.

+ Ký kết các hợp đồng ngoài kế hoạch của Công ty giao, phân phối kết quả sản xuất và dịch vụ theo quy chế của Công ty.

- Khoa học kỹ thuật:

+Tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất, kỹ thuật trong nhà máy theo các phương án (công nghệ, mặt hàng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ vận hành và bảo dưỡng thiết bị, chất lượng sản phẩm) do Công ty quy định.

+ Tổ chức và kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho để bán ra hoặc chuyển sang các nhà máy trong Công ty tiếp tục chế biến.

+Tổ chức và quản lý toàn bộ công tác vận hành, bảo dưỡng, tu sửa thiết bị theo lịch xích.

+ Giám định lại chất lượng nguyên liệu, vật tư kỹ thuật nhập khẩu và gia công trong nước theo tiêu chuẩn khi công ty giao cho nhà máy để gia công và giao nộp sản phẩm hoặc mua nguyên liệu bán thành phẩm.

+ Làm đầy đủ các thủ tục hành chính đối với các sự cố kỹ thuật và các tranh chấp về chất lượng hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.

- Cung ứng vật tư- tiêu thụ sản phẩm:

+Mua sắm và cung ứng các loại vật tư phục vụ cho sản xuất và tu sửa thiết bị theo sự phân cấp quản lý của Công ty.

+Chuyển giao sản phẩm cuối cùng của nhà máy theo đúng tiến độ kế hoạch của Công ty quy định.

+Kiểm kê, đối chiếu, kết dư và quyết toán các hạn mức vật tư, các sản phẩm giao nộp với Công ty.

+ Trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm liên kết sản xuất ngoài kế hoạch của công ty thông qua hợp đồng kinh tế.

- Lao động-Tiền lương:

+ Quản lý về số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân viên theo phân cấp quản lý của Công ty.

+Tuyển dụng lao động theo chỉ tiêu Công ty phân bổ.

+Đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp bố trí công việc, khen thưởng, kỷ luật, v.v...đối với công nhân viên chức trong nhà máy.

+Quyết định trả lương, thưởng theo kết quả sản xuất và theo quy chế của Công ty quy định.

+Quyết toán quỹ lương, thưởng với Công ty. - Tài chính, tín dụng, giá cả, hạch toán kinh tế:

+Quản lý các loại vốn, quỹ do công ty phân bổ (vốn sửa chữa thường xuyên, quỹ lương, thưởng và một số chi phí hành chính...)

+ Hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy từ khâu đầu cho đến giá thành công xưởng.

+ Ký kết các hợp đồng nội bộ và các hợp đồng liên kết sản xuất và dịch vụ ngoài kế hoạch với bên ngoài theo uỷ quyền và phê chuẩn của Tổng giám đốc và thanh quyết toán các hợp đồng đã ký.

+ Tham gia với công ty về các phương án giá và thống nhất với Công ty về giá nội bộ.

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật do Công ty quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 31 - 33)