TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NHÀ MÁY SỢI

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 53 - 55)

NHÀ MÁY SỢI II

1. Sự thay đổi quy trình công nghệ

Như phần trên đã trình bày, máy móc thiết bị của nhà máy sau nhiều năm vận hành đã xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm, cần thiết phải có sự đầu tư thay đổi công nghệ mới.

Công nghệ ngày càng hiện đại hơn đòi hỏi người lao động phải không ngừng học hỏi để phù hợp với yêu cầu mới. Yêu cầu đối với người lao động ngày càng cao: Tốt nghiệp phổ thông trung học, trung cấp, cao đẳng, đại học. Với máy móc hiện đại, người công nhân vận hành máy chỉ cần bấm nút điều chỉnh nhưng họ phải có trình độ để hiểu biết về các máy đó. Ví dụ, đối với công nhân điện, trước đây chỉ yêu cầu tuyển dụng hết lớp 12 và có chứng chỉ nghề điện, biết thao tác sửa chữa đường dây. Hiện nay với yêu cầu mới, người thợ điện phải biết sửa chữa các vi mạch điện tử của hệ thống điện. Vì vậy rất cần thiết phải đào tạo thêm cho họ để họ đáp ứng được yêu cầu.

Mặt khác, do sự hạn hẹp về kinh phí đầu tư cho máy móc mới nên nhà máy chỉ đầu tư dần từng bước, từng công đoạn của một dây chuyền. Vì vậy, nhà máy lần lượt đào tạo công nhân ở từng công đoạn. Máy móc càng hiện đại thì số người vận hành, sử dụng càng ít hơn. Cần sắp xếp bố trí lại lao động, số người dư ra sau khi thay đổi máy móc. Họ sẽ được đào tạo nghề thứ 2 để chuyển sang làm việc ở những công đoạn khác còn thiếu người.

ST

T Tên máy Nước sản xuất

Năm sản xuất Năm sử dụng Số lượng (cái) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Máy xé thô rối SFU 201B Máy xé cuối B36

Mấy thổi nguyên liệu B151 Máy chải CX- 400

Máy lọc bụi Lossatex Máy tụ xơ B44

Máy chải kỹ CM 400/ 5 Máy ghép SH 801/D-E Máy ghép SH 802/D-E

Máy dàn dây đai - habasit AG Máy đánh ống nối vê Autoconer 338 Italia nt nt nt nt nt nt nt nt Thuỵ Sĩ CHLB Đức 1997 1999 1999 1999 1999 1999 1998 1997 1997 1997 1999 1997 1999 1999 1999 1999 1999 1998 1997 1998 1997 1999 1 1 1 6 1 2 3 1 1 2 3

Ví dụ một máy ống nối vê cũ cần 6 người/ máy/ca, hiện nay máy nối vê mới chỉ cần 2 người/ máy/ca. Với 3 máy mới sẽ dư ra 12 người.

Những cán bộ quản lý cần phải nắm được yêu cầu về định mức, kỹ thuật của sự đổi mới công nghệ để sắp xếp, bố trí lao động cho phù hợp. Cải tiến cách làm việc khoa học, học hỏi, tiếp cận những cách quản lý mới một cách thường xuyên liên tục.

2. Bù đắp vào chỗ bị thiếu hụt năng lực

Do công nhân mới tay nghề chưa cao, chưa có đủ trình độ, kinh nghiệm để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm theo kế hoạch. Công nhân trẻ có sức khoẻ song thiếu kinh nghiệm làm việc. Họ cần có thời gian để nâng cao tay nghề của mình và cần được đào tạo thêm.

Một số công nhân không hoàn thành được định mức do tay nghề yếu (được xem xét trong các bản phân loại lao động định kỳ). Nhà máy tập trung nhắc nhở giáo dục và làm bản cam kết để phấn đấu tự nâng cao tay nghề. Sau một thời gian nếu không thay đổi sẽ được cho đi học lại nghề. Người học lại nghề chỉ được hưởng lương cơ bản theo mức trước khi đi học và nếu họ đạt sau khi học nghề sẽ được nhận vào làm việc.

Những công nhân nói trên sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động theo kế hoạch. Dự tính trước những trường hợp bị thiếu hụt về tay nghề để bố trí lao động phối hợp hoặc thay thế và đào tạo lại những công nhân này để họ có thể đảm nhận được công việc của mình.

Nhà máy cũng đào tạo công nhân mới để chuẩn bị cho những vị trí bị bỏ trống trong tương lai, do công nhân có thể tự ý bỏ việc hoặc vi phạm kỷ luật lao động bị buộc thôi việc.

Để sản xuất không bị gián đoạn, người công nhân có thể thay thế được vị trí làm việc cho nhau trong một thời gian nào đó, nhà máy đào tạo thêm nghề thứ 2 cho công nhân công nghệ. Người công nhân biết nhiều nghề sẽ dễ bố trí làm việc, và khi có sự thay đổi về công nghệ, về công việc, họ có thể chuyển sang làm nghề thứ 2 vẫn là nghề chính. Tiền lương được đảm bảo hơn do trong quá trình học nghề và làm nghề thứ 2 họ được bảo lưu lương và bậc của nghề cũ. Nếu tháng nào người công nhân phải đảm nhiệm hai công việc họ sẽ được thưởng 50 nghìn đồng.

Với phương pháp đào tạo nghề thứ hai cho công nhân công nghệ, người quản lý sử dụng lao động linh hoạt hơn: Thay thế những người nghỉ việc đột xuất ở những công đoạn bị thiếu người, tạo sự hỗ trợ giữa các công đoạn, nâng cao tính hiệp tác trong lao động.

3. Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường

Đây là tiêu chí hàng đầu của nhà máy. Đêr giữ được vị trí trên thị trường, tạo điều kiện tiêu thụ tốt sản phẩm, đòi hỏi chất lượng sản phẩm luôn được cải tiến. Sự thay đổi của công nghệ đang diễn ra liên tục, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao. Nhà máy đã chú trọng vào việc đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân để nâng cao chất lượng sợi. Hiện nay tình hình tiêu thụ sợi của nhà máy rất tốt, trong kho luôn hết sợi. Nhưng trong tương lai, cần đảm bảo một lực lượng lao động tốt để đáp ứng với sự thay đổi công nghệ. Người lao động cần có nhận thức mới và được tiếp cận với thông tin mới về sự phát triển khoa học kỹ thuật và yêu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 53 - 55)