20,79 9 Số giờ công tác thực tế bình quân

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 41 - 49)

- Không nhiệm vụ sản xuất

20,79 9 Số giờ công tác thực tế bình quân

9 Số giờ công tác thực tế bình quân 1

CNSXCN trong 1 ngày

7,61

10 Lao động cuối kỳ 594

Qua bảng báo cáo sử dụng thời gian lao động ta thấy số ngày công vắng mặt do ốm đau còn cao: 224 ngày công. Nhà máy cần có biện pháp về y tế hay cải thiện điều kiện lao động dể giảm bớt số ngày công này. Nhà máy đã khắc phục được thời gian lãng phí do nghỉ vô lý do, tai nạn lao động...Tình trạng nghỉ việc riêng không lương còn khá cao. Bên cạnh các hiện tượng chủ quan trên còn có các nhân tố khách quan, các nhân tố bất khả kháng như: Mất điện, hơi nước, bão lụt ...

Công tác quản lý của nhà máy cần được tổ chức chặt chẽ hơn để xoá bỏ hẳn thời gian ngừng việc do không nhiệm vụ sản xuất. Số ngày công tác thực tế là 12348 ngày chiếm 77,9% so với chế độ. Để tăng thêm thời gian làm việc thực tế lên cao hơn nhà máy nên xem xét lại tổ chức quản lý, bố trí lao động phù hợp với trình độ công nhân đặc biệt là phù hợp với sức khoẻ lao động nữ,

trình độ chuyên môn của họ tạo điều kiện cho họ phát huy hết năng lực của mình.

4.2 Chất lượng lao động

Nhìn tổng thể chất lượng lao động ở nhà máy khá cao. Cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo ở nhiều trường đại học có uy tín, được đào tạo bằng 2...15 người chiếm 2,54%; cán bộ đào tạo trung cấp 8 người chiếm 1,365%; công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên 138 người chiếm 23,35%.

Tỷ lệ lãnh đạo nhà máy: Ban giám đốc + trưởng ca:6 người chiếm 1,01%, đây là một tỷ lệ khá cao so với toàn công ty ở trình độ đại học và trung cấp. Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp CNKT bậc 5 trở lên CNKT bậc 4 trở xuống Lao động phổ thông 15 8 138 430 2,54 1,35 23,35 72,76 Tổng số 591

Những năm gần đây, do tiêu chuẩn tuyển dụng công nhân đòi hỏi phải tốt nghiệp phổ thông trung học nên chất lượng công nhân cũng được nâng lên không chỉ tay nghề mà còn cả nhận thức.

Với chất lượng lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất như trên, nhà máy có nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất và điều hành. Hàng năm nhà máy cử cán bộ quản lý và nghiệp vụ đi học thêm các lớp bồi dưỡng, công nhân sản xuất được nâng cao tay nghề.

Chất lượng lao động của nhà máy còn được phản ánh chính xác qua các báo cáo phân loại lao động 6 tháng một lần.

Phân loại lao động là một công tác thường xuyên trong quản lý lao động nhằm đánh giá đúng chất lượng của từng người trong đơn vị, duy trì kỷ cương, kỷ luật lao động và sử dụng lao động có hiệu quả. Kết quả phân loại lao động là căn cứ để công ty sử dụng, sắp xếp lại lao động một cách hợp lý, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động và xử lý giải quyết những trường hợp yếu kém. Phân loại lao động giúp cho người lao động tự đánh giá được mình và từ đó có ý thức tự phấn đấu rèn luyện, học tập để trở thành người lao động tốt.

Tiêu chuẩn phân loại lao động của công ty như sau:

* Lao động loại A:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề vững;

- Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, công tác được phân công;

- Chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động và các quy chế của công ty; - Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tài sản của công ty;

- Thường xuyên học tập rèn luyện nâng cao nghiệp vụ, tay nghề; - Có sức khoẻ tốt bảo đảm ngày giờ công lao động theo kế hoạch;

- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các sinh hoạt của đơn vị; có ý thức đấu tranh với các hiện tiêu cực xảy ra trong đơn vị.

(Có một tháng loại B về chất lượng, ý thức hoặc có từ 1- 2 tháng loại B về ngày công, sản lượng trong kỳ phân loại).

* Lao động loại B:

- Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ trung bình, - Chấp hành nội quy, quy chế đầy đủ,

- Sức khoẻ bình thường,

- Hoàn thành các công việc được giao, năng suất lao động, hiệu suất công tác ở mức trung bình nhưng còn chưa chủ động trong công tác, có lúc còn thiếu cố gắng hoặc có những biểu hiện uể oải lơ là với công việc để người phụ trách đơn vị còn phải nhắc nhở đôn đốc,

- Có 2 tháng loại B ý thức, chất lượng hoặc 3 tháng loại B về ngày công, sản lượng hoặc 1 tháng không loại do nghỉ ốm, nghỉ việc riêng không lương hoặc nghỉ con ốm trong kỳ phân loại.

* Lao động loại C: - Lao động loại C1:

Là những người sức khoẻ yếu, hay nghỉ ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc các bệnh mãn tính hoặc tuổi cao. Do vậy mà những người này thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, không đảm bảo được ngày công kế hoạch.

(Có từ 4 tháng loại B hoặc 2-3 tháng xếp không loại do nghỉ ốm hoặc qua kết quả kiểm tra của y tế không đảm nhiệm được công việc theo nghề của bản thân hoặc đang làm do sức khoẻ yếu- sức khoẻ loại IV, V)

- Lao động loại C 2:

Là những người tay nghề chuyên môn yếu, kém hoặc không phù hợp (tay nghề yếu do không đúng nghề hoặc do không phù hợp với nghề hoặc do khả năng hạn chế). Do đó, những cán bộ công nhân viên này thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu của công việc, biểu hiện:

+ Thường xuyên không đảm bảo đúng sản lượng, năng suất định mức quy định

+ Chất lượng sản phẩm , chất lượng công việc kém: Nhiều lần vi phạm quy trình thao tác, làm hỏng máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm kém, chất lượng chuyên môn kém hoặc làm sai chế độ chính sách do thiếu hiểu biết, tay nghề hoặc chuyên môn kém.

(Có từ 3 tháng loại B về chất lượng hoặc 4 tháng loại B về sản lượng hoặc 1 tháng không loại về sản lượng, chất lượng)

-Lao động loại C3:

Là những người có ý thức tổ chức kỷ luật và thái độ lao động kém, biểu hiện:

+ Nhiều lần vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm quy định về dân số, gây mất trật tự trong công ty, gây mất đoàn kết trong đơn vị, không đảm bảo ngày công kế hoạch.

+Thiếu tinh thần trách nhiệm, hay làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình quy phạm kỹ thuật, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, thiết bị dụng cụ hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của công ty.

+ Xâm phạm tài sản của công ty: Thiếu ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản hoặc cố ý phá hoại hoặc gây lãng phí tài sản, vật tư, thiết bị.

+ Tay nghề chuyên môn yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ do không chịu rèn lyện học tập để nâng cao trình độ.

+ Đã bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

+ Những người ý thức tổ chức kỷ luật kém, đã bị thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên nhưng không chịu sửa chữa khuyết điểm, không tiến bộ.

+ Vi phạm các chế độ chính sách và pháp luật nhà nước.

(Có từ 3 tháng loại B hoặc 1 tháng không loại về ý thức trong kỳ phân loại hơặc bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên)

Các biên pháp xử lý sau phân loại lao động:

- Đối với lao động loại A: Công ty đảm bảo việc làm và thu nhập; ưu tiên bố trí sắp xếp công việc phù hợp với khả năng, tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ.

- Đối với lao động loại B:

+ Công ty vẫn bố trí tiếp tục làm việc khi có đủ việc làm. Cá nhân phải làm bản cam kết tự phấn đấu. Đơn vị tạo điều kiện cho các cá nhân tự rèn luyện ý thức, nâng cao sức khoẻ, tay nghề để đạt hiệu quả công tác cao hơn.

+ Trường hợp loại B về tay nghề do cá nhân không phù hợp với nghề hiện đang làm công ty cho đào tạo chuyển sang nghề thích hợp nếu đơn vị có thể bố trí được.

+ Trường hợp loại B về tay nghề phải cam kết rèn luyện tay nghề. Đơn vị phải phân công thao tác viên hoặc người có tay nghề, chuyên môn khá kèm cặp thêm. Sau 3 tháng không đạt định mức lao động sẽ giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đối với lao động loại C1:

+ Giải quyết chờ hưu hoặc nghỉ hưu đối với các trường hợp đủ điều kiện theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban hành kèm theo nghị định số12/ CP và nghị định 93/1998/ CP)

+ Những người chưa đủ điều kiện trên thì giải quyết như sau:

Nếu sức khoẻ yếu hoặc đang điều trị thì tiếp tục cho điều trị, điều dưỡng từ 3-6 tháng, nếu sức khoẻ hồi phục có thể tiếp tục làm việc được và công ty có nhu cầu thì bố trí làm việc .

Nếu sức khoẻ quá yếu không thể làm việc được, đưa ra Hội đồng giám định y khoa và giải quyết theo luật định.

Các trường hợp ốm đau, bệnh tật đã điêù trị, thời gian ốm kéo dài vượt quá quy định sẽ chấm dứt hợp đồng lao động Điểm c Khoản 1 Điều 38- Bộ luật lao động.

- Đối với loại C 2:

+ Trường hợp bố trí đúng nghề: Nếu công ty có nhu cầu sử dụng, cá nhân phải tự cam kết phấn đấu rèn luyện tay nghề sau 3 tháng không tiến bộ, công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Chuyển sang làm công việc khác nếu đơn vị có thể bố trí được đói với những trường hợp tay nghề yếu do không phù hợp.

+ Chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp thường xuyên không hoàn thành công việc được giao do tay nghề quá yếu không thể đào tạo lại dược hoặc không thể bố trí sang công việc khác.

- Đối với lao động loại C3:

+ Tuỳ theo mức độ vi phạm của cá nhân, công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Trường hợp khác do đã có tiến bộ sau khi bị kỷ luật, có thể để lại tiếp tục làm việc (nếu công ty có nhu cầu). Cá nhân phải tự rèn luyện và trong 3 tháng tiếp theo, nếu vi phạm sẽ xem xét xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Không ký tiếp hợp đồng lao động đối với các trường hợp phân loại lao động loại C, nếu hết hạn hợp đồng lao động (tuỳ mức độ vi phạm và nhu cầu sản xuất của công ty ).

Không xét nâng lương, nâng bậc cho tất cả những người phân loại lao động loại B về ý thức, Bvề tay nghề và loại C (nhưng chưa đến mức chấm dứt hợp đồng lao động, vẫn tiếp tục làm việc) nếu kỳ phân loại sát với kỳ nâng lương, nâng bậc của bản thân.

(Xem bảng phụ lục Phân loại lao động 6 tháng cuôí năm 1999)

Từ bảng phân loại lao động của nhà máy Sợi II ta thấy số lao động loại B là 71 người chiếm 12% trong đó số người bị 2 tháng loại B thao tác là 22 người chiếm 3,7%. Số lao động loại B ý thức là 28 người chiếm 4,7%. Người quản lý cần phải tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của những vi phạm trên để tìm cách khắc phục.

Bảng phân loại lao động 6 tháng cuối năm 1999 của nhà máy sợi II Loại lao động Số người Tỷ trọng(%)

- Loại A - Loại B: + Loại Bsk + Loại Být - Loại C: + Loại C1 + Loại C2 + Loại C3 510 71 5 28 10 5 3 2 86,3 12 0,8 4,7 1,7 0,8 0,3 0,5 Tổng số 591

Các công nhân loại B do vi phạm kỷ lật lao động và vi phạm quy trình thao tác, nhà máy tập trung nhắc nhở giáo dục và làm bản cam kết, để phấn đấu 6 tháng đầu năm 2000. Nếu không tiến bộ, nhà máy lập danh sách đề nghị công ty đình chỉ công tác.

Với loại B ý thức 2kỳ liên tục và loại C2, C3, nhà máy đề nghị lên công ty giải quyết như sau:

- Tạm đình chỉ công tác đối với các trường hợp : 1- Anh: Đặng Tuấn Anh Tổ ghép thô C 2- Anh: Nguyễn Văn Nghĩa Tổ sợi con B 3- Chị: Đỗ Bích Ngọc Tổ đậu xe A

- Xoá hợp đồng : Đối với trường hợp: Anh- Trần Văn Giang - Tổ vận chuyển do vi phạm kỷ luật lao động đánh bạc trong giờ sản xuất đã có quyết định đình chỉ từ tháng 10 năm 1999.

- Học lại nghề 3 tháng : Trường hợp C2: Chị Lê Thị Thanh- Tổ ống B - Tạm lưu hai trường hợp C3 do vi phạm quy chế kế hoạch hoá gia đình, vì đang trong thời gian thai sản và nuôi con nhỏ:

1- Chị: Nguyễn Thị Bích Phượng Tổ ống B 2- Chị: Phùng Thị Thoa Tổ ống A

- Với loại B sức khoẻ và C1: Nhà máy sẽ phối hợp cùng y tế rà soát lại, cho điều trị, an dưỡng, những người bị bệnh mãn tính cho đi xác định sức khoẻ qua Hội đồng để giám định. Nếu sức khoẻ hồi phục có thể tiếp tục làm việc thì bố trí làm việc. Nếu sức khoẻ không hồi phục, qua Hội đồng giám định y khoa để giải quyết theo chế độ hiện hành.

Dựa trên kết quả phân loại, nhà máy sẽ xét lương, thưởng cuối năm cho người lao động. Đây là một trong những phương pháp quản lý chặt chẽ vừa nắm được chất lượng lao động và có biện pháp khuyến khích người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w