- Không nhiệm vụ sản xuất
6. Tổ chức lao động
Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Hệ thống các biện pháp đó là: Phân công và hiệp tác lao động, hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động xây dựng định mức lao động hợp lý. Nhà máy sợi II đã thực hiện khá tốt khâu tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thực hiện đầy đủ các yêu cầu về tổ chức lao động. Tuy nhiên công tác phục vụ nơi làm việc như phục vụ nguyên vật liệu, phục vụ sửa chữa còn chưa được tốt gây lãng phí thời gian tác nghiệp của công nhân đứng máy. Công tác tổ chức lao động phải được đảm bảo để sản phẩm có chất lượng cao, đúng thời gian giao nộp. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ công việc gây sự trì trệ sản xuất, cần phải có biện pháp khắc phục.
* Về công tác định mức:
Nhà máy sử dụng 2 loại mức: Định mức kinh tế kỹ thuật và định mức lao động. Định mức kinh tế kỹ thuật như: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính, định mức điện cho sản xuất, định mức vật liệu phụ, định mức tiêu hao từ sợi đơn ra sợi xe, định mức sử dụng phụ tùng thay thế...Các định mức năng suất thiết bị phải dựa trên các thông số kỹ thuật thiết kế cho từng mặt hàng và các số liệu khảo sát thực tế, số liệu thống kê qua nhiều năm.
Định mức lao động được xác định dựa trên các dây chuyền sản xuất ổn định, trình độ tay nghề của công nhân phải đạt mức trung bình tiên tiến. Xây dựng mức chủ yếu dùng phương pháp phân tích kỹ thuật có kết hợp khảo sát bấm giờ, chụp ảnh tại chỗ...Mức lao động được xác định cho từng chức danh nghề trên cơ sở định mức đã được rà soát theo công thức:
LĐđb = LYC + LPV + LQL+LBS
Trong đó:
LĐđb: Lao động định biên
LYC: Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh tình theo từng chức danh nghề theo định mức từng công đoạn sản xuất. Nhà máy đã xây dựng bảng định mức lao động cho từng công đoạn.
LPV: Lao động phục vụ tính theo định mức lao động định biên.
LQL :lao động quản lý tính theo tỷ lệ phần trăm so với lao động sản xuất khoảng 4-5%. Ở nhà máy sợi II tỷ lệ đó là 4%x 594 = 23,76% ≈ 24 người
LBS : lao động bổ sung căn cứ vào các loại tỷ lệ nghỉ bao gồm nghỉ phép hàng năm, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ con ốm, nghỉ để thực hiện kế hoạch hoá dân số, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ việc không lương, nghỉ đi học và nghỉ lao động công ích được tính tối đa không quá 10% tổng số lao động của nhà máy.
PHẦN III
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NHÀ MÁY SỢI II
Hiện nay công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nhà máy sợi II được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự không đảm bảo về chất lượng sợi, một trong những nguyên nhân đó là chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ tay nghề của người lao động. Tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân công nghệ, công nhân bảo toàn và phát triển kỹ năng quản lý để đảm bảo họ có khả năng hoàn thành kế hoạch sản xuất cả về số lượng và chất lượng là mục tiêu hàng đầu của nhà máy.