Dự tính chi phí đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 64 - 65)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NHÀ MÁY SỢI

5.Dự tính chi phí đào tạo

Chi phí các của chưong trình đào tạo đều do công ty trả. Bao gồm tiền lương của giáo viên dạy lý thuyết và thực hành; tiền lương cho học viên, các chi phí về nhà xưởng, lớp học, thiết bị thực tập cho quá trình học tập và giảng dạy. Ví dụ, chi phí cho việc đào tạo thêm nghề của một công nhân công nghệ trong 3 tháng, bao gồm: Chi phí tiền lương cho cán bộ kỹ thuật giảng dạy lý thuyết; chi phí tiền lương cho các thao tác viên kèm cặp; chi phí tiền lương cho người học ...khoảng 1 triệu đồng một tháng. Đó là chưa kể các chi phí khác như thiết bị học tập sẵn có của nhà máy; lớp học ...và các chi phí quản lý khác. Ngoài ra còn chi phí cơ hội cho quá trình học tập rất khó tính vì người cán bộ kỹ thuật giảng dạy lý thuyết, thao tác viên kèm cặp và học viên thay vì bỏ thời gian vào chương trình đào tạo họ có thể tham gia sản xuất. Việc tính toán chi phí đào tạo là rất cần thiết. Nó bắt buộc người ta phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo, giáo viên đào tạo, để đem lại hiệu quả tốt nhất sau đào tạo, tránh lãng phí khi chương trình học không ứng dụng được vào thực tế hoặc học viên không nắm bắt được bài giảng.

Đầu tư đào tạo là khoản đầu tư đặc biệt, nó đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, cho người lao động, cho xã hội mà khó xác định lợi nhuận ngay. Sau một thời gian sử dụng lao động, căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm để đánh giá chương trình đào tạo đối với doanh nghiệp và cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động. Tính toán cụ thể chi phí đào tạo sẽ giúp việc tính toán hiệu quả của chương trình đào tạo chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 64 - 65)