Đối với đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 67 - 68)

C/ ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.Đối với đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật

Hình thức đào tạo kèm cặp là rất tốt với nhà máy sợi II, vì phù hợp với tính chất công nghệ của nhà máy, các thao tác đơn giản và lặp lại nhiều. Hình thức đào tạo này mang tính thực tiễn cao, chi phí đỡ tốn kém, số lượng đào tạo không hạn chế, có thể đáp ứng được yêu cầu về công nhân trong một thời gian ngắn. Song có một số nhược điểm ở khâu tổ chức cần được hoàn thiện. Đó là:

- Tính toán chính xác hơn nhu cầu đào tạo bằng cách so sánh yêu cầu cần có về kỹ thuật, kỹ năng ở từng nghề, từng loại lao động với trình độ thực tế của người lao động trong từng nghề, từng loại lao động. Tính ra số người

lao động cần bổ sung trong từng nghề. Từ đó xác định số người cần đào tạo mới và đào tạo lại.

- Nêu rõ mục tiêu của khoá đào tạo cho học viên để họ ủng hộ tham gia chương trình một cách nhiệt tình.

- Chương trình đào tạo phải có giáo trình lý thuyết và thực hành để học viên nắm kiến thức một cách có hệ thống. Trong thời gian đào tạo chuyên môn nên đồng thời giáo dục cho học viên về tinh thần yêu nhà máy, tinh thần trách nhiệm và nội quy, kỷ luật lao động. Người lao động sẽ gắn bó hơn với nhà máy và làm việc hết mình sau khi kết thúc khoá học.

- Đào tạo và trang bị cho hướng dẫn viên kiến thức và phương pháp sư phạm. Lựa chọn một số cán bộ kỹ thuật và thao tác viên có trình độ tay nghề cao rồi trang bị phương pháp sư phạm cho họ để khi có khoá đào tạo họ sẽ chuyên trách việc giảng dạy. Trong quá trình hướng dẫn, kèm cặp các thao tác viên phải thoát ly sản xuất để tập trung vào giảng dạy.

- Lựa chọn những người phù hợp với khoá đào tạo một cách cẩn thận. Tránh để trường hợp sau một thời gian làm việc, người lao động bị yếu về tay nghề do không phù hợp với nghề đó, gây lãng phí về chi phí đào tạo, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, lãng phí về nguyên vật liệu.

- Nên tổ chức thêm 3 tháng thử việc sau khi đào tạo để kiểm tra theo dõi học viên có thực sự yêu nghề, đáp ứng được yêu cầu của nhà máy.

- Tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, tìm hiểu làm rõ mặt mạnh, mặt yếu của chương trình. Tính toán chi phí để so sánh hiệu quả kinh tế của quá trình đào tạo.

- Nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân thông qua tổ chức các lớp học, các lớp huấn luyện ngắn ngày nhằm hoàn thiện nghề cơ bản, bổ sung thêm kiến thức về một nghề có liên quan, đồng thời có thể nâng bậc nghề cho công nhân.

- Mở các lớp học phương pháp lao động tiên tiến, giáo dục ý thức kỷ luật lao động để học viên tự nâng cao trình độ của mình, hạn chế vi phạm kỷ luật lao động, nội quy thao tác.

Một phần của tài liệu Luận văn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy sợi II (Trang 67 - 68)