TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh pdf (Trang 27 - 30)

Các nhà quản trị hiện đại ngày nay mà tiêu biểu là Harold Koontz, Fiedler, William Ouchi cho rằng, mỗi lý thuyết quản trị trước đây chỉ phản ảnh những khía cạnh của quản trị. Họ ví các nhà lý thuyết quản trị trước đây như người mù đoán voi, sờ thấy được cái gì thì nói cái ấy, một cách phiến diện. Vì sao như vậy? Bỡi do, mỗi tác giả của lý thuyết quản trị có một hướng tiếp cận khác nhau, chẳng hạn: tiếp cận theo kinh nghiệm hoặc theo trường hợp của những người theo Chủ nghĩa kinh nghiệm trước thế kỷ XX); tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân (của những người trong trường phái tâm lý-xã hội); tiếp cận hành vi theo nhóm (cũng của những người theo trường phái tâm lý-xã hội nhưng đề cao vai trò của nhóm - hành vi nhóm); tiếp cận hệ thống hợp tác xã hội (cũng thuộc những người trong trường phái tâm lý – xã hội, nhưng đề cao vai trò quan hệ xã hội); tiếp cận hệ thống kỹ thuật - xã hội (của những người theo lý thuyết định lượng); tiếp cận theo lý thuyết quyết định; tiếp cận hệ thống; tiếp cận theo toán học hoặc khoa học quản trị (của những người thuộc trường phái Cổ điển); tiếp cận theo điều kiện hay theo tình huống; tiếp cận theo các vai trò quản trị; tiếp cận tác nghiệp … mà Harold Koontz gọi là “Khu rừng lý thuyết quản lý”.

Nói như vậy không có nghĩa, các nhà quản trị hiện đại ngày nay bác bỏ những mặt tích cực của các lý thuyết quản trị trước đó, họ cho rằng mỗi lý thuyết đều có đóng góp nhất định cho sự phát triển lý thuyết và thực hành quản trị. Trách nhiệm của họ là tập hợp và bổ sung thêm để “ Khu rừng lý thuyết quản lý” có hệ thống và ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, hội nhập theo hướng nào được xem là tối ưu nhất thì vẫn chưa được hoàn toàn thống nhất. Sau đây là một số khảo hướng hội nhập đáng chú ý.

1- Hội nhập theo khảo hướng quá trình quản trị.

Người đứng đầu ủng hộ cho hướng hội nhập này là giáo sư Harold Koontz, ông từng là ủy viên quản trị kinh doanh và nhà nước, Chủ tịch và giám đốc công ty rồi cố vấn quản lý, Giảng viên cho các nhóm quản lý cao cấp ở nhiều nơi trên thế giới, tác giả nhiều cuốn sách quản lý, năm 1950 là giáo sư trường Đại học California, Los Angeles, và từ năm 1978 là Chủ tịch danh dự thế giới của Viện hàn lâm quản lý quốc tế.

Những người ủng hộ hướng hội nhập các lý thuyết quản tri theo quá trình quản trị dựa trên cơ sở những nhận thức rằng, quản trị dù có phong phú đến đâu, dù ở trong lĩnh vực nào cũng đều có chung một quá trình quản trị, đó là: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. (Hình 4)

Hình 4: Quá trình quản trị.

Hiện vẫn còn có ý kiến tranh cãi, nhưng khảo hướng theo quá trình quản trị vẫn là khảo hướng có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Tổ chức Điều khiển Kiểm tra Hoạch định Hoạch định

2- Hội nhập theo khảo hướng hệ thống.

Lý thuyết hệ thống cho rằng, mỗi tổ chức là một hệ thống, là tập hợp những phần tử có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau hợp thành một chỉnh thể thống nhất (Xem hình 5). Nhiệm vụ quản trị là làm cho các yếu tố đó phù hợp với nhau để đạt tới mục tiêu.

Hình 5: Hệ thống một tổ chức

Khảo hướng này rõ ràng là không thể thâu tóm được các lý thuyết quản trị, song nó cũng có một số ý nghĩa nhất định về mặt quản trị:

- Trước hết, các nhà sinh học giải thích phương thức mà động vật giữ được trạng thái cân

bằng bằng cách thu những yếu tố đầu vào, xuất những yếu tố đầu ra. Những yếu tố đầu vào Quá trình biến đổi Những yếu tố đầu ra Môi trường Hệ thống

- Thứ hai, lý thuyết này cho ta nhận thức rằng, một tổ chức không thể tự tồn tại mà phải biết thích ứng với môi trường. Trong quá trình hoạt động, ngoài các yếu tố bên trong (yếu tố văn hóa của doanh nghiệp), doanh nghiệp còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô, chúng có thể tạo thuận lợi hoặc gây bất trắc đối với doanh nghiệp.

Từ những nhận thức đó, các doanh nghiệp có những biện pháp quản trị môi trường, làm hạn chế đến mức thấp nhất có thể được những bất trắc xảy ra cho doanh nghiệp trong tương lai với một số biện pháp chủ yếu sau:

- Dùng đệm: Là biện pháp dự trữ cả đầu vào và đầu ra, huấn luyện nhân viên mới.

- San bằng: Là biện pháp chia đều ảnh hưởng của môi trường đối với doanh nghiệp.

- Tiên đoán: Là dự đoán trước những bất trắc có thể xảy ra và từ đó có các biện pháp chuẩn bị

đối phó.

- Cấp hạn chế: Là biện pháp ưu tiên người này, không ưu tiên cho người khác, …

- Hợp đồng: Là biện pháp căn bản nhất; nó là văn bản pháp lý qui định trách nhiệm và quyền

lợi của các bên trong quan hệ giao dịch dân sự; làm giảm đi những biến động ngẫu nhiên; tăng cường khả năng kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp; đảm bảo tương đối chắc chắn những nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được thực hiện trong những thời gian nhất định.

- Kết nạp (sát nhập): nhằm giản bớt những đối thủ và tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của

doanh nghiệp.

- Liên kết: Là biện pháp liên kết các hành động như, liên kết phân chia thị trường, liên kết giá

cả, liên kết đào tạo cán bộ - công nhân, … nhằm làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt, giảm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.

- Liên doanh: Là các biện pháp cùng với đối thủ góp vốn sản xuất kinh doanh một sản phẩm

mới hoặc tham gia cổ phần của nhau.

- Vận động hành lang: Là biện pháp vận động các nhà chính trị, các quan chức chính phủ và

địa phương, các tổ chức xã hội, … ủng hộ các quyết định của doanh nghiệp hoặc không định ra các chính sách và luật pháp gây bất lợi cho doanh nghiệp.

- Quảng cáo: Là biện pháp thường sử dụng khá phổ biến, vì qua nó mà gây ấn tượng tốt về sản

phẩm và công ty của bạn. Tuy nhiên, quảng cáo cũng đòi hỏi ở tính nghệ thuật rất cao. Chọn nội dung và hình thức quảng cáo phù hợp với tâm lý đối tượng cần nhắm tới; ngược lại không những không mang lại hiệu quả mà còn gây cho công chúng những ấn tượng không tốt về sản phẩm và công ty của mình.

L

3- Hội nhập theo khả hướng tình huống ngẫu nhiên.

Những người ủng hộ hội nhập theo tình huống ngẫu nhiên cho rằng, dù quản trị có phức tạp đến đâu, dù ở lĩnh vực nào. Tất cả các hoạt động nào của người quản trị cũng chỉ là người xử lý các tình huống ngẫu nhiên. Vì họ lập luận rằng:

- Nếu có X thì tất có Y (theo qui luật tự nhiên). Chẳng hạn, chúng ta có các yếu tố đầu vào tốt thì sẽ tạo ra sản phẩm tốt, từ đó suy ra sản xuất kinh doanh có hiệu quả (xem hình 6a).

Hình 6a- Nếu có X thì tất có Y.

x y

NẾU CÓ

- Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có X thì tất có Y, mà chúng còn tùy thuộc vào các yếu tố tự nhiên (gọi là Z), làm cho có X mà không có Y (xem hình 6b).

Hình 6b- Có X mà có Y hay không còn tùy ở Z.

Vì vậy, nhiệm vụ của quản trị là giải quyết tình huống ngẫu nhiên (Z) một cách hợp lý nhất. Điều đó có nghĩa, tùy theo từng tình huống mà người quản trị vận dụng các nguyên tắc, phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thì mới có hiệu quả.

Nhờ có lý thuyết này, giúp cho chúng ta nhận thức được những biến số ngẫu nhiên (Z) ở bên trong và bên ngoài của tổ chức, trên cơ sở đó mà vận dụng các nguyên tắc, phương pháp quản trị thích hợp. Điều cần lưu ý, không được xem các nguyên tắc quản trị như một cái gì đó bất di bất dịch, bất biến và cũng không thể có một phương pháp thích hợp cho tất cả mọi tình huống khác nhau.

Khảo hướng ngẫu nhiên cũng không thể thâu tóm các lý thuyết quản trị, vì chúng cũng chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị. Những đóng góp của lý thuyết này rất cần nhưng chưa đủ để hội nhập các lý thuyết quản trị trước đó, nó có ý nghĩa cho thực hành hơn là lý thuyết quản trị.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh pdf (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w