b2. Uy tín.
- Uy tín có ý nghĩa đặc biệt trong công tác lãnh đạo của người lãnh đạo. Người lãnh đạo có uy tín cao, những ý kiến của họ thường có trọng lượng đối với cấp dưới và ngược lại thì bị thuộc cấp đàm tiếu, chấp hành một cách miễn cưỡng.
- Uy tín của người lãnh đạo hình thành từ hai nguồn: Từ “cái uy” và chữ “tín”. ”Caí uy” do chức vụ tạo nên, chức vụ càng cao thì “cái uy” càng lớn và ngược lại. Chữ “tín” là sự tín nhiệm của người khác đối với người lãnh đạo; tín nhiệm nhiều hay ít là do kết quả quá trình rèn luyện phấn đấu của bản thân người đó; nếu kết quả rèn luyện, phấn đấu cao thì sự tín nhiệm của quần chúng nhiều và ngược lại. Trong thực tế có nhiều người do thiếu tài và đức đã cố tình tạo những động tác giả để hòng tạo uy tín cho mình. Uy tín đó người ta gọi là uy tín giả như: uy tín do sợ hãi của cấp dưới; uy tín do gia trưởng; uy tín do khoản cách; uy tín do công thần; uy tín do mị dân, … 1 2- Hành vi lãnh đạo a. Biểu tượng
Người lãnh đạo là người đứng đầu tổ chức hay một nhóm, mọi hành vi của anh ta có ảnh hưởng to lớn đến tập thể. Anh ta là biểu tượng là tấm gương sáng cho các thành viên trong tập thể noi theo.
Trong công việc nếu anh ta là người tận tụy thì nhân viên sẽ chăm chỉ làm việc; anh ta giữ nghiêm kỷ luật lao động thì nhân viên không dám đi trễ về sớm. Trong đời sống anh ta liêm chính, giản dị thì nhân viên không dám tham ô, lợi dụng. Trong sinh hoạt anh ta luôn mẫu mực thì nhân viên sẽ bắt chước theo, …
b. Phong cách lãnh đạo
Có nhiều cách tiếp cận phong cách khác nhau nên cũng có nhiều tên gọi phong cách khác nhau:
b1. Phong cách tiếp cận theo hệ thống
Do giáo sư Likert cùng đồng nghiệp của Ông ở trường đại học Michigan (Mỹ) đã nghiên cứu các kiểu mẫu phong cách của các nhà quản trị bằng sơ đồ 4 hệ thống như sau: