VI- TÓM TẮT CHUNG CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ.
2. nghĩa của hoạch định
Hoạch định là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất. Bất cứ một loại hình tổ chức nào với qui mô lớn hay nhỏ, hoạch định luôn có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp.
- Trước hết, nó giúp cho nhà doanh nghiệp tư duy một cách có hệ thốngnhững vấn đề có liên quan đến sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tư duy có hệ thống là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính qui luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí một cách có hệ thống, không chắp vá rời rạc. Hệ quả của nó là:
Giúp cho nhà quản trị chủ động đối phó với các tình huống tốt hơn. Khắc phục được những hoạt động thụ động, có thể dẫn đến những tổn thất cho doanh nghiệp.
Có những chính sách, biện pháp nhất quán. Các chính sách và biện pháp đó không mâu thuẫn, làm triệt tiêu động lực của nhau.
Tập trung được các nguồn lực hoàn thành những công việc trọng tâm của tổ chức trong mỗi thời kỳ khác nhau. Khắc phục tình trạng dàn đều trải mỏng cho tất cả, kết cục không hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản nào của doanh nghiệp.
Cho phép các nhà quản trị phối hợp các nguồn lực với chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Thứ hai là, hoạch định hữu hiệu sẽ làm tiền đề cho các chức năng khác. Vì, yêu cầu tiên quyết của quản trị là làm đúng ngay từ đầu. Hoạch định tốt là cơ sở để làm tốt các chức năng còn lại. Ví dụ: hoạch định hữu hiệu các chiến lược phát triển của công ty cho các thời kỳ là cơ sở tốt để hình thành các bộ phận và bố trí những con người phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ do hoạch định vạch ra; đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác lãnh đạo, kiểm tra – kiểm soát.
“Trong kinh doanh nếu bạn không lập kế hoạch, điều đó có nghĩa là bạn đang chuẩn bị một
kế hoạch để thất bại – CRWFORD H.GREENEWALT” (trích: “Lời vàng cho các nhà kinh
doanh” – nhà xuất bản trẻ năm 1994)