- Theo TS. Bùi Duy Huân “Quyền hành là năng lực quyết định, chỉ huy, cưỡng bức, khen
thưởng, trừng phạt hay ra lệnh đối với thuộc cấp và trông đợi sự tiến hành của họ”.
Từ các khái niêm trên chúng ta rút ra các đặc điểm chung của quyền lực:
a. Đặc điểm 1: Nhà quản trị sử dụng quyền lực như công cụ để thực hiện các chức năng của mình. năng của mình.
Thật vậy, dù bất ở đâu, bất cứ loại tổ chức nào người quản trị đều phải sử dụng “Quyền” của mình để chỉ bảo, đôn đốc, động viên khuyến khích, bắt buộc, thúc ép, … người khác làm theo các quyết định của mình. Tuy nhiên không phải bất cứ một mệnh lệnh nào của người quản trị truyền đi cũng được cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh, chính vì vậy mà có đặc điểm thứ 2.
b. Đặc điểm 2: Tính gắn bó gữa các thành viên trong tổ chức.
Được thể hiện mối quan hệ quyền lực, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Mối quan hệ tương tác gắn bó giữa các bên trong tổ chức đảm bảo cho quyền lực được thực thi một cách nghiêm túc, triệt để. Chất keo kết dính các thành viên trong tập thể thì có nhiều, nhưng trước hết phải kể tới là “Văn hóa của tổ chức” mà người quản trị tạo lập chúng trong nhiều năm tháng.
2. Lý thuyết về quyền lực quản trịLXXXVI LXXXVI
Hiện còn có nhiều lý thuyết về lực quản trị khác nhau vì có nhiều cách tiếp cận về quyền lực quản trị không giống nhau. Tuy nhiên lý thuyết quyền lực về quyền lực quản trị tiếp cận từ nguồn gốc phát sinh ra chúng đang được nhiều người ủng hộ vì nó có tính thực tiễn cao. Sau đây là nội dung chủ yếu về quyền lực quản trị theo cách tiếp cận này.
LXXXVII
LXXXVIII a. Quyền lực chính thức.
Là quyền lực phát sinh từ chức vụ mà cấp trên quyết định chính thức, các thành viên trong tập thể phải tôn phục. Vì vậy, nếu anh ta có chức vụ càng cao thì quyền lực càng lớn, ngược lại chức vụ càng nhỏ thì quyền lực càng thấp và khi không còn chức vụ nào thì quyền lực chính thức cũng sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để nhà quản trị thực hiện đầy đủ các chức năng của mình hay nói cách khác đây mới chỉ có “Quyền” nhưng chưa chắc đủ “Lực” tác động. Vì vậy, người quản trị cần có những quyền lực khác.
b. Quyền lực chuyên môn.
Là quyền lực phát sinh từ năng lực chuyên môn. Người quản trị này có một năng lực chuyên môn vững vàng khiến người khác phải tôn phục anh ta, nghe và làm theo anh ta đòi hỏi. Vì vậy, quyền lực này nhiều hay ít phụ thuộc vào trình độ chuyên môn cao hay thấp.
c. Quyền lực được tôn vinh.
Đó là quyền lực của nhà quản trị phát sinh từ sự ngưỡng mộ của người khác, vì anh ta có những đặc điểm đặc biệt. Người này thường có một phẩm chất đạo đức và năng lực tốt, khiến cho người khác tôn vinh, nghe và làm theo anh ta đòi hỏi. Như vậy, muốn có quyền lực cao đòi hỏi người quản trị phải ra sức phấn đấu tu dưỡng tốt.
Ba loại quyền lực trên tạo thành một quyền lực thực sự của nhà quản trị. Người quản trị có đủ 3 loại quyền lực này thì dù bất cứ ở cương vị nào khi yêu cầu người khác làm việ gì cũng sẽ được người dưới quyền chấp hành một cách nghiêm túc nhất.
LXXXIX