1. Ổn định
Ổn định là điều kiện cần thiết trong công tác hoạch định đặc biệt là các mục tiêu của tổ chức. Vì không kiên trì các mục tiêu đã định, thường hay thay đổi sẽ làm cho chúng ta mất phương hướng, lãng phí thời gian tiền bạc và nhất là làm mất lòng tin vững chắc của nhân viên đối với công ty. Trong bài viết cho báo chí Mỹ tháng 8/1995 nói về bí quyết thành công của người giàu nhất thế giới hiện nay, Ông Bill Gate cho biết” Năng lực tập trung vào các mục tiêu dài hạn và thoát khỏi sự quyến rủ của những lợi ích trước mắt. Điều này không đòi hỏi một tài năng đặc biệt mà đòi hỏi sự toàn tâm toàn ý và sự kiên trì với mục tiêu đã đề ra”.
LXVII
Tuy nhiên, không có gì là bất biến “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất”. Vì thế, sự đổi mới là cần thiết.
LXVIII
2. Đổi mới
2.1 Nhu cầu đổi mới
- Đổi mới là nhu cầu phát triển của tổ chức, một phát triển tự nhiên mang tính qui luật, sự phát triển đòi hỏi phải đổi mới.
- Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động. Sự đổi mới trong công tác hoạch định đảm bảo tính phù hợp với môi trường, điều kiện mới là sự cần thiết. Các doanh nhân có nhiều thành công trên thế giới đã cho ta những bài học quí báu:
Theo Bill Gate: “ Điều khó khăn nhất với một nhà kinh doanh là ngay trong lúc công việc làm ăn trôi chảy, thuận lợi, họ phải nhận thấy trước nhu cầu phải thay đổi cho thích
nghi với xu thế tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật”.
Cải tiến (đổi mới) quản trị ngày nay đã trở thành một lý thuyết. Lý thuyết Kaizen (cải tiến) của Masaaiimai Nhật bản là một minh chứng.
2.2 Diễn trình đổi mới
Đổi mới là một quá trình diễn ra bao gồm từ khâu nhận thức cho đến xác định lại mục tiêu, các phương án, các giải pháp thực hiện mục tiêu, … Theo kinh nghiệm của Cha Kyung Koo,
Chủ tịch tập đoàn LG cho biết thì muốn tồn tại và phát triển thì không không phải chỉ đổi mới trong cách làm mà còn “Đổi mới từ trong suy nghĩ”.
LXIX
2.3 Đổi mới một diễn trình đi đến ổn định
Đổi mới là tạo điều kiện cho cho tổ chức phát triển, chứ không phải xoá bỏ sạch trơn, đổi mới bao giờ cũng trên nền tảng cái cũ, kế thừa cái cũ, cải tiến những yếu tố không phù hợp, cản trở sự phát triển của tổ chức để nhằm làm cho tổ chức ổn định và phát triển trong điều kiện mới cao hơn.
LXX
2.4 Phí tổn đổi mới
- Quá trình đổi mới trong hoạch định ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động trong tổ chức, phải tốn kém nhiều thời gian tiền bạc và kể cả yếu tố tâm lý. Chính vì vậy trong quá trình đổi mới cần cân nhắc kỹ lưỡng về mặt phí tổn và ảnh hưởng của chúng để đảm bảo chắc chắn cho mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của tổ chức do đổi mới mang lại.
- Phí tổn cho đổi mới hoạch định bao gồm: Chi phí điều tra, nghiên cứu, thí nghiệm và các chi phí “ẩn” khác, … Để cho phí tổn nhỏ nhất cần phải lựa chọn phương pháp, công cụ hoạch định phù hợp với qui mô, tầm quan trọng của từng lĩnh vực.
- Thực hiện kế hoach đổi mới thường gặp những khó khăn không nhỏ do vốn đầu tư quá lớn, trong khi đó khả năng tài chính của doanh nghiệp có hạn. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì nên thực hiện những bước cải tiến nhỏ, tiến hành thường xuyên và vững chắc theo phương hướng của các công ty Nhật (đã trình bày ở chương 2) là hợp lí hơn cả.
Chương IV. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC