ĐIỀU CHỈNH TỔ CHỨC LẠ

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh pdf (Trang 56 - 57)

1. Sự cần thiết của điều chỉnh và tổ chức lại

Phần lớn các nguyên nhân gây ra tình trạng hoạt động của tổ chức không tốt là do công tác tổ chức, vì vậy việc điểu chỉnh – tổ chức lại là đòi hỏi thực tế khách quan. Mặt khác, môi

trường hoạt động của doanh nghiệp luôn biến động, mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp có thể thay đổi cho nên việc điều chỉnh – tổ chức lại là điều tất yếu.

2. Điều chỉnh

Điều chỉnh là việc thay đổi một phần nào đó hệ thống như: Ghép phòng hành chính quản trị và phòng quản trị nhân viên thành phòng tổ chức và hành chánh; thay đổi, điều chuyển một số lãnh đạo từ bộ phận này sang bộ phận khác; thêm chức năng nhiệm vụ ở bộ phận này bớt ở bộ phác; thay đổi cơ chế vận hành trong hệ thống, …

Những thay đổi trên là do:

- Do môi trường hoạt động thay đổi, cần điều chỉnh lại để thích nghi.

- Mối quan hệ giữa cá bộ phận thiếu chặt chẽ, thiếu nhịp nhàng ăn khớp, chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; Hệ thống thông tin thường rối loạn hoặc không nhất quán.

- Quyền hành và trách nhiệm giữa các cấp, các khâu thiếu rõ ràng không cân đối, khi xảy ra sự cố bất trắc thường đổ lỗi cho nhau.

- Hệ thống quản trị quá rườm rà, quá lớn hoặc quá giản đơn không tương xứng với chức năng nhiệm vụ của tổ chức.

3. Tổ chức lại

Tổ chức lại là sự thay đổi một cách căn bản cả về hình thức và nôi dung hoạt động của một tổ chức.

Các trường hợp cần tổ chức lại:

- Do sát nhập hay tách doanh nghiệp.

- Do chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thay đổi.

Chương V. CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN

Chức năng điều khiển là một chức năng chung của quản trị liên quan đến hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, động viên, khuyến khích những người thuộc quyền thực hiện các quyết định của mình nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức.

Như vậy, muốn thực hiện được các hoạt động nêu trên người lãnh đạo phải có quyền lực thực sự mới có thể điều khiển người khác được. Quyền lực ở đâu mà có? Hiện đang còn có nhiều ý kiến khác nhau về quyền lực quản trị.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh pdf (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w