Sự hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong cơ cấu tổ chức Chính phủ khoá

Một phần của tài liệu Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 2 NĂM 2009 docx (Trang 31 - 32)

II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ KHÓA

2.Sự hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong cơ cấu tổ chức Chính phủ khoá

phủ khoá XII

Về cơ bản các bộ trong cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII được tổ chức theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực được hình thành theo hai loại với quy mô mở rộng hơn trước đây và theo đó được cơ cấu lại các chức năng và tổ chức bên trong hợp lý hơn. Cụ thể:

- Loại thứ nhất: hợp nhất một số bộ, cơ quan ngang bộ có mối quan hệ liên thông hoặc gần nhau thành bộ mới có quy mô lớn hơn, gồm:

+ Hợp nhất Bộ Thuỷ sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phạm vi, đối tượng quản lý rộng hơn, lớn hơn.

+ Hợp nhất Bộ Thương mại với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công Thương để tạo sự liên thông giữa các ngành sản xuất công nghiệp với lưu thông sản phẩm, hàng hoá trên thị trường trong nước và ngoài nước.

+ Hợp nhất Uỷ ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch với Bộ Văn hoá - Thông tin và tổ chức lại Bộ này thành Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để gắn kết các hoạt động thuộc các lĩnh vực này vào một bộ quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ nhau phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Chuyển các chức năng và phạm vi, đối tượng quản lý của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về các Bộ: Y tế; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý để gắn yêu cầu quản lý nhà nước với các hoạt động dịch vụ kỹ thuật dân số - kế hoạch hoá gia đình và giải quyết tốt hơn các vấn đề trẻ em, gia đình, văn hoá đối với các bộ tương ứng quản lý. Theo đó, hình thành các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nêu trên với quy mô mở rộng, hợp lý hơn.

- Loại thứ hai: sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước vào các bộ tương ứng quản lý nhằm vừa tập trung thống nhất các chức năng quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành, lĩnh vực vào các bộ quản lý; vừa thu gọn đầu mối tổ chức các cơ quan thuộc Chính phủ ở mức cần thiết để khắc phục chồng chéo hoặc bỏ sót. Trên cơ sở đó hình thành một số bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô được mở rộng hơn. Cụ thể:

+ Chuyển Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ quản lý.

+ Chuyển Tổng cục Du lịch vào Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý.

Một phần của tài liệu Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 2 NĂM 2009 docx (Trang 31 - 32)