Một số điểm mới trong cơ cấu tổ chức của bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực

Một phần của tài liệu Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 2 NĂM 2009 docx (Trang 32)

II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ KHÓA

3. Một số điểm mới trong cơ cấu tổ chức của bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực

Tất cả các bộ được sắp xếp, kiện toàn theo mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nêu trên đều được cơ cấu lại các tổ chức bên trong hợp lý hơn; trong đó đã hình thành một số tổng cục mới trực thuộc để quản lý chuyên sâu, ổn định các lĩnh vực; đối với một số cơ quan thuộc Chính phủ chuyển về bộ quản lý vẫn được giữ ổn định tên gọi, bảo đảm tính độc lập tương đối theo tính chất đặc thù và điều chỉnh chức năng, cơ cấu tổ chức bên trong tương ứng hợp lý theo vị trí pháp lý mới.

Điều cần nhấn mạnh ở đây là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực bảo đảm cho các đơn ngành, đơn lĩnh vực trong Bộ cùng tồn tại và phát triển tốt hơn; quan trọng hơn là cơ chế phối hợp giữa các chuyên ngành, chuyên lĩnh vực trong cùng một bộ được chặt chẽ, kịp thời, có hiệu quả hơn.

- Trong bộ máy của bộ có mô hình tổ chức từng đơn ngành, chuyên ngành và có bộ máy quản lý chung cả đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi cả nước, gồm: các vụ chức năng và tổ chức tương đương vụ, thanh tra, văn phòng (là các tổ chức tham mưu, không có tư cách pháp nhân); các tổ chức quản lý chuyên ngành: cục, tổng cục và tương đương (là các tổ chức vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa tổ chức thực thi, có tư cách pháp nhân).

- Với tính cách là cánh tay kéo dài của bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, ở địa phương có các sở quản lý các chuyên ngành cấp tỉnh và phòng quản lý các chuyên ngành cấp huyện nhưng vẫn bảo đảm theo mô hình chung quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở từng cấp. Cụ thể:

+ Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP: các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương có 17 sở và tương đương; ngoài ra có 3 cơ quan được tổ chức theo đặc thù riêng của từng địa phương: Sở Ngoại vụ; Ban Dân tộc; Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

+ Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP: các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất ở các địa phương có 10 phòng và tương đương; trong đó có sự phân định rõ hơn về mô hình chính quyền đô thị và nông thôn. Ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành lập phòng Quản lý đô thị và phòng Kinh tế; ở huyện, thành lập phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Phòng Công thương; đối với các huyện đảo, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện không quá 10 phòng.

Một phần của tài liệu Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 2 NĂM 2009 docx (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w