XÂY DỰNG CƠ CẤU CÔNG CHỨC THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Một phần của tài liệu Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 2 NĂM 2009 docx (Trang 38 - 39)

II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ KHÓA

XÂY DỰNG CƠ CẤU CÔNG CHỨC THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

THS. TRẦN VĂN NGỢI

Phó Viện trưởng Viện KHTCNN, Bộ Nội vụ

rong những năm gần đây, công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức đã khắc phục đáng kể những tồn tại và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được bổ sung cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng kết quả khảo sát về công tác quản lý cán bộ công chức tại một số địa phương(1) cho thấy công tác quản lý cán bộ công chức còn gặp những bất cập. Đó là: cơ cấu công chức chưa phù hợp với cơ cấu công việc, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước còn khá phổ biến; việc xác định quyền hạn, trách nhiệm cho các vị trí công việc còn gặp nhiều khó khăn trong công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực, trong công tác tuyển dụng, dẫn đến việc tuyển dụng “chưa đúng người, đúng việc”; trong xác định nội dung đào tạo, hình thức đào tạo và đối tượng đào tạo; công tác đào tạo về cơ bản chưa căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu công chức; đánh giá công chức còn nặng về hình thức, chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng công việc phù hợp; còn tồn tại cơ chế “xin - cho”, “từ trên giao xuống” trong việc phân bổ biên chế cho các đơn vị... Điều này làm giảm tính sáng tạo, tính chịu trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý cán bộ, công chức và thực thi công vụ.

T

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập trong quản lý cán bộ, công chức là chưa có cơ cấu công chức hợp lý và chưa có phương pháp phù hợp và khoa học làm căn cứ cho việc xây dựng cơ cấu công chức. Với một cơ cấu công chức hợp lý sẽ giúp cho việc xác định biên chế trong các cơ quan một cách phù hợp và hiệu quả, dựa trên các định mức được chuẩn hoá một cách khoa học; giúp cho nhà quản lý có thể tiến hành các hoạt động như: thi tuyển, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, qui hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý công chức một cách phù hợp, và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ công chức của cơ quan, đơn vị; tạo điều kiện cho công chức trong cơ quan, đơn vị ổn định, yên tâm, phấn khởi thực hiện nhiệm vụ, khắc phục được tình trạng thắc mắc, “so bì hơn thiệt” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giữa công chức ở bộ phận này với bộ phận khác, giữa nhiệm vụ này với nhiệm vụ khác trong cơ quan, đơn vị, tạo môi trường văn hoá tốt trong cơ quan, đơn vị.

Việc xây dựng cơ cấu công chức được tiến hành theo một trình tự bao gồm các nội dung chính sau đây: phân tích công việc, đo lường công việc và xác định biên chế.

Một phần của tài liệu Tài liệu TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 2 NĂM 2009 docx (Trang 38 - 39)

w