Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong tổ chức đấu thầu quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quy trình đấu thầu mua sắm thiết bị của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam” pptx (Trang 102 - 103)

II. QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở

6. Một số kiến nghị đối với Nhàn ước

6.3- Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong tổ chức đấu thầu quốc tế

Thước đo hiệu quả việc mua sắm trong các hoạt động kinh tế là lợi nhuận. Do có sự phụ thuộc vào ngân sách, các cơ quan mua sắm ở trung ương phải tuân thủ các thủ tục đặt ra trong khuôn khổ luật pháp và quy chế cho phép. Trách nhiệm đối với Nhà nước là đặc trưng nổi bật của việc mua sắm tại các cơ quan này. Để đảm bảo lợi ích chung, các quy định pháp lý được tuân thủ. Tuy nhiên, việc tuân thủ quá cứng nhắc trong mua sắm công cộng kiểu này có thể không đảm bảo hiệu quả cao. Do vậy, cần có sự chuyển dịch tới một phương thức mềm dẻo hơn được chấp nhận với các tổ chức mà ở đó các cấu trúc thị trường quốc tế và các điều kiện được nâng cao trong quá trình mua sắm hơn là các yêu cầu mang tính thủ tục.

Lý do của việc đơn giản hoá thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu quốc tế và xét chọn thầu là:

+ Thủ tục hành chính càng đơn giản càng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu quốc tế.

+ Thủ tục hành chính đơn giản sẽ tạo điều kiện cho tất cả các bên tham gia, từ đó sẽ tạo điều kiện cho đấu thầu quốc tế bắt rễ sâu vào nền kinh tế, tạo thành thói quen, tăng kinh nghiệm khi mua sắm quốc tế.

Nội dung của việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu và xét chọn thầu là giảm thủ tục cũng như sự can thiệp của Nhà nước vào công tác đấu thầu của TCT. Công việc của Nhà nước chỉ nên dừng

102

lại ở mức độ định hướng các quy chế, ban hành các văn bản hướng dẫn và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy chếđó.

Đồng thời với việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, để nâng cao tính hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, Chính phủ nên lập một ban kiểm tra công tác xét thầu hoạt động độc lập nhằm kiểm tra, thanh tra các hoạt động đấu thầu quốc tế về mua sắm thiết bị có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Ban này sẽ nghiên cứu hồ sơ và thực tế đấu thầu ở các đơn vị và báo cáo lại Chính phủ. Song sự hoạt động của ban này phải làm sao không làm chậm quá trình đầu tư của công ty.

Đấu thầu không phải là một thủ tục thuần tuý. Trên thực tế đây là một công nghệ hiện đại mà mục đích là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện tối ưu. Bởi vậy cần hoàn thiện môi trường kinh doanh trên mọi khía cạnh như kinh tế, xã hội, hành chính và cả đạo đức. Một số khía cạnh cần chú ý:

+ Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quản lý, phê duyệt quá trình thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị hàng hoá quốc tế.

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh hợp lý.

+ Giải quyết các vấn đề cấp bách về chính sách xã hội phù hợp với công tác quản lý đấu thầu quốc tế.

Ngoài ra cũng cần chuẩn hoá hệ thống văn bản pháp quy, có hướng dẫn cụ thể rõ ràng, chi tiết cho việc giải quyết các vấn đề nhất định. Thêm vào đó, Nhà nước và các cơ quan chủ quản cần quan tâm đến những nguồn thông tin trong và ngoài nước làm cơ sở đánh giá khoa học, chính xác, giúp cho tổ chức đấu thầu quốc tế đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quy trình đấu thầu mua sắm thiết bị của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam” pptx (Trang 102 - 103)