Bổ sung và ban hành thêm một số văn bản phục vụ cho việc đấu thầu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quy trình đấu thầu mua sắm thiết bị của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam” pptx (Trang 99 - 101)

II. QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở

6. Một số kiến nghị đối với Nhàn ước

6.1- Bổ sung và ban hành thêm một số văn bản phục vụ cho việc đấu thầu

thầu

Một môi trường pháp lý lành mạnh là vô cùng cần thiết vì có như thế thì hoạt động đấu thầu quốc tế nói riêng và các hoạt động khác nói chung mới đi theo đúng hướng, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Nhưng nền kinh tế thị trường chịu nhiều tác động và luôn vận động không ngừng, do đó môi trường pháp lý cũng phải thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ khác nhau. Dù môi trường pháp lý thống nhất thì vẫn phải bổ sung, hoàn thiện hơn.

Quy chế đấu thầu mới đề cập tới một số lĩnh vực như mua sắm thiết bị, tư vấn, xây lắp, dự án trong khi đó có những đối tượng chưa được đề cập tới. Đấu thầu các đối tượng có tính chất chuyển giao công nghệ, phần mềm

99

tin học ứng dụng, thuê mua tài sản, vật tư tiêu hao có giá trị lớn. Khi thực hiện đấu thầu các chủ đầu tư phải theo quy chế của các tổ chức quốc tế. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng phát triển. Nhưng trong quy chế đấu thầu chưa đề cập tới lĩnh vực bảo hiểm. Khi mà nền kinh tế đang phát triển, các công ty, các cá nhân muốn mua bảo hiểm ở công ty nào có phí bảo hiểm thấp mà giá trị nhận bảo hiểm cao. Đây là vấn đề thiết thực cho những công ty lớn có nhu cầu bảo hiểm song các công ty trong nước chưa đáp ứng được, phải cần đến các công ty bảo hiểm quốc tế. Như vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế đấu thầu trong lĩnh vực bảo hiểm (đặc biệt là hoạt động tái bảo hiểm) để các công ty Việt Nam không bị thiệt thòi khi áp dụng quy chế quốc tế.

Vấn đề ưu đãi nhà thầu trong nước để tăng khả năng cạnh tranh của các nhà thầu trong nước vẫn chưa có một quy định cụ thể nào. Khi tham dự đấu thầu quốc tế ở trong nước các công ty Việt Nam, liên doanh với Việt Nam chịu không ít khó khăn. Nhà nước cần có quy định cụ thể cho vấn đề này để khuyến khích các công ty Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh của các nhà thầu trong nước và đem lại lợi ích cho đất nước.

Trong công tác đấu thầu ở Việt Nam hiện nay, với các công trình cần vốn ứng thầu hay các điều kiện khác mà nhà thầu Việt Nam không đủ điều kiện, các nhà thầu nước ngoài thường thắng thầu rồi khoán thầu cho các nhà thầu Việt Nam để hưởng chênh lệch giá. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công trình và bất công đối với các nhà thầu Việt Nam mà vẫn chưa có điều khoản nào điều chỉnh vấn đề này.

Có một số công ty mạnh còn gọi là công ty 91 thành lập theo quyết định của Chính phủ), có xu hướng phát triển thành các tập đoàn kinh tế trong đó có TCT dầu khí Việt Nam. Hầu hết các TCT này đều đề nghị Chính phủ và các Bộ có quy định thống nhất việc áp dụng quy chế đấu thầu trong nội bộ để việc kết hợp giữa đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu trong nội bộ các tổng công ty 91. Nếu thiên quá về đấu thầu rộng rãi không có sự phân biệt thì mối liên kết của các đơn vị thành viên bị hạn chế, không phát huy được ưu thế của mô hình cạnh tranh của tập đoàn kinh tế. Vì TCT thường có nhiều

100

thành viên có mối quan hệ trao đổi sản phẩm dịch vụ cho nhau, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng khối lượng sản phẩm dịch vụ của TCT, có các đơn vị xây lắp và tư vấn chuyên ngành. Ví dụ, Tổng công ty DKVN có các đơn vị thành viên là công ty xây lắp, công ty bảo hiểm dầu khí, công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí... TCT thường có cơ chế ưu tiên tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nội ngành. TCT dầu khí Việt Nam chỉ định các công ty sử dụng các loại vật tư, dịch vụ mà các đơn vị trong nước, trong ngành có thể cung cấp như Barit, Bentonit và một số hoá phẩm của DMC, tầu thuyền của PTSC, bảo hiểm thông qua PVIC, mua ống khai thác tại Viettube...Chính vì vậy các TCT này đều đề nghị Chính phủ có quy định thống nhất việc áp dụng quy chế đấu thầu trong nội bộ TCT 91.

Một thực trạng thường thấy giá trúng thầu trong một số trường hợp thấp hơn nhiều so với mức ước tính. Điều này là do cạnh tranh bắt buộc nhà thầu nhằm hạ giá thành tối đa, mong có việc làm...Hậu quả là chất lượng công trình không đảm bảo, tiến độ thực hiện chậm, gây tố kém chi phí. Nhằm giải quyết tình trạng bỏ giá quá thấp trong đấu thầu gây hậu quả xấu cho dự án, Nhà nước cần bổ sung các văn bản quy định cụ thể về "chống phá giá" trong đấu thầu và xử lý vi phạm Quy chế đấu thầu. Do việc vi phạm Quy chế đấu thầu dẫn tới khiếu kiện giữa các nhà thầu hoặc có sự bất đồng ý kiến giữa TCT và các công ty thành viên. Điều này dẫn tới tình trạng kéo dài thời gian xem xét phê duyệt, gây lãng phí công sức, kinh phí kiểm tra, làm lỡ cơ hội thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quy trình đấu thầu mua sắm thiết bị của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam” pptx (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)