Tuỳ theo từng loại đấu thầu, bên mời thầu phải tìm được một số nhà thầu hợp lý sao cho vừa đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu mà vẫn chọn được nhà thầu có năng lực, phẩm chất tốt nhất. Sơ tuyển nhà thầu được áp dụng chủ yếu đối với những công trình hợp đồng chìa khoá trao tay và những hợp đồng phức tạp về mặt kỹ thuật, đối với các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị trên 300 tỷ VNĐ. Bên mời thầu phải làm các công việc sau:
4.1- Mời các nhà thầu dự sơ tuyển
Việc sơ tuyển nhà thầu được thông báo rộng rãi, hạn chế trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các đại sứ quán... trong thông báo sơ tuyển có nội dung: tên bên mời thầu, khái quát về dự án (quy mô, địa điểm, công trình), ngày phát tài liệu đấu thầu, chỉ dẫn làm đơn tự khai năng lực dự sơ tuyển, ngày nhà thầu nộp bản khai năng lực dự sơ tuyển.
4.2- Phát và nộp các văn kiện sơ tuyển
Bên mời thầu phát hành các chỉ dẫn dự sơ tuyển và các câu hỏi đến mỗi nhà thầu. Các câu hỏi sơ tuyển bao gồm: tổ chức và cơ cấu; kinh nghiệm trong loại hình công tác dự kiến; nguồn lực về quản lý- kỹ thuật, lao động, nhà máy; tình trạng tài chính.
4.3- Phân tích các số liệu dự sơ tuyển và lựa chọn thông báo danh sách các nhà thầu được lựa chọn sách các nhà thầu được lựa chọn
26
Phân tích về: công ty, kinh nghiệm, nguồn lực, tính ổn định về tài chính, tính phù hợp chung.
Hầu hết các dự án có vốn đầu tư từ các nguồn tài trợ ODA, nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính như: WB, ADB, OECF.. đều có bước sơ tuyển nhà thầu do phải thực hiện theo quy chế đấu thầu của chính các tổ chức này và do các tổ chức này theo dõi. Sơ tuyển nhà thầu đảm bảo rằng chỉ có những nhà thầu có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật được mời nộp hồ sơ dự thầu và để tiết kiệm chi phí chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Đồng thời, xác định được phạm vi đấu thầu và tránh những sai lệch đối với hồ sơ dự thầu chào giá thấp nhất.