II. QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở
6. Một số kiến nghị đối với Nhàn ước
6.4- Xin phép Chính phủ cho xây dựng một quy chế đấu thầu riêng áp dụng cho Tổng công ty DKVN
áp dụng cho Tổng công ty DKVN
Trong lĩnh vực dầu khí, phần lớn các hoạt động kinh tế của dự án đều từ vài triệu đến hàng chục triệu USD nên hoạt động đấu thầu là rất phổ biến.
103
Vì Tổng công ty DKVN là một TCT mạnh của Việt Nam, có đặc thù riêng nên mặc dù Nhà nước ban hành "Luật dầu khí" nhưng cũng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của TCT trong thực tế thực hiện.
Tổng công ty DKVN hoạt động trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, kinh doanh và dịch vụ kèm theo đều mang những nét khác biệt với các ngành khác. Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88/CP và quy chế bổ sung 14/CP quy định khá rõ một số lĩnh vực mua sắm thiết bị, xây lắp, tư vấn dự án. Việc áp dụng quy chế đấu thầu mang lại nhiều lợi ích cho Tổng công ty DKVN song do đặc thù riêng của ngành dầu khí mà có nhiều lĩnh vực đấu thầu của Tổng công ty DKVN không có trong quy định của Nhà nước.
Hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực bảo hiểm. Tổng công ty DKVN hoạt động trong môi trường, điều kiện thiên nhiên khó khăn phải chịu rủi ro cao. Chính vì vậy, TCT có nhu cầu mua bảo hiểm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm các công trình, bảo hiểm tàu thuyền vận tải...Như phần trên đã nói, đấu thầu bảo hiểm là một việc chính đáng để TCT tiết kiệm được vốn của mình song chưa có văn bản Nhà nước quy định. Do đó, TCT phải thực hiện theo quy chế đấu thầu của các tổ chức quốc tế, điều này gây không ít khó khăn, bất lợi cho TCT. Chẳng hạn như dịch vụ đề phòng cho đề án 3 triệu m3 khí ở TCT đã phải áp dụng theo quy chế đấu thầu của FIDIC, gây bất lợi cho công ty.
Hoạt động đấu thầu về thuê, mua thiết bị hàng hoá, dịch vụ là rất phổ biến ở TCT. Đó là đấu thầu thuê máy móc, tàu bè... hay đấu thầu về đào tạo năng lực chuyên môn của cán bộ.
Bên cạnh những thiếu sót về các lĩnh vực đấu thầu không được nêu trong quy chế đấu thầu thì TCT còn gặp khó khăn trong sự phân cấp quản lý giá trị của dự án đầu tư. Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất kinh doanh lớn do đó giá trị của hàng hoá dịch vụ thường lớn so với các ngành khác. Song quy chế đấu thầu phân cấp quản lý giá trị của dự án đấu tư đều ngang bằng nhau nên TCT thường phải chịu sự phê duyệt của cấp trên ngay cả với những dự án mà TCT có thể tự quyết
104
định được. Điều này gây tốn kém về thời gian làm chậm các bước đi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nói chung.
Tổng công ty DKVN kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng một quy chế đấu thầu riêng cho ngành, không áp dụng chung cho các ngành khác để giúp cho TCT có thể thực hiện các dự án một cách dễ dàng. Hiện nay, TCT đang tham gia góp ý và xây dựng quy chế đấu thầu đặc thù cho ngành dầu khí trình Chính phủ.
Qua đây, ta thấy các văn bản pháp quy từ lý thuyết đến thực tế còn có những khoảng cách nhất định. Hơn nữa, các công ty cũng còn những vướng mắc trong thực hiện. Tổng công ty DKVN cũng không nằm ngoài điều đó và cần phải có những cải tiến, sửa đổi, bổ sung để hoạt động này thực sự đem lại lợi ích cho TCT.
KẾT LUẬN
Ngày nay, phương thức đấu thầu quốc tế đã được áp dụng rộng rãi và được coi như một công cụ đắc lực cho hoạt động kinh tế. Nó giúp các nhà kinh doanh trưởng thành, tích luỹ kinh nghiệm, tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Đấu thầu là một hoạt động rất quan trọng trong ngành dầu khí vì hầu như mọi vấn đề liên quan đến các dự án dầu khí đều phải đấu thầu. Hơn nữa, từng bước đi của hoạt động đấu thầu đều phải được công ty nước ngoài (là những công ty ký hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam với Tổng công ty DKVN) trình lên TCT phê duyệt. Thực tế, hoạt động đấu thầu ở Tổng công ty DKVN đã thu được những kết quả đáng khích lệ song vẫn còn những tồn tại. Những nguyên nhân chủ quan như: cơ chế, tổ chức, thực thi... cũng như những nguyên nhân khách quan như thiếu sót trong quy chế đấu thầu đã làm cho hoạt động đấu thầu thiếu tính hiệu quả. Qua phân
105
tích, chúng ta cũng thấy cũng còn nhiều vấn đề phải sửa đổi trong quá trình đấu thầu do đặc thù của ngành dầu khí, giúp cho các dự án dầu khí triển khai đúng tiến độ, không bị ách tắc lại vì các thủ tục quá rườm rà. Có như thế mới nâng cao hiệu quả đấu thầu quốc tế ở các ngành nói chung và ngành dầu khí nói riêng.
Cùng với sự đổi thay của đất nước, của các ngành kỹ thuật khác, ngành dầu khí thực sự trở thành một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, ngày càng đóng góp nhiều hơn cho đất nước và có một vị trí xứng đáng trong cộng đồng các nước có dầu mỏ.
Tuy nhiên, bài viết có thể còn nhiều thiếu sót do những hạn chế nhất định về trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế, vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.