Bên mời thầu sẽ ký hợp đồng với nhà thầu được coi là đáp ứng về cơ bản các yêu cầu của bên mời thầu, giá bỏ thầu hợp lý.
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới người trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng có lưu ý tới những điểm cần bổ sung. Bên mời thầu gửi cho nhà thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo, nộp bảo lãnh hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Khi nhận được thông báo trúng thầu, trong khoảng thời gian đã quy định trong tài liệu đấu thầu mà nhà thầu không gửi chấp nhận tới bên mời thầu thì coi như nhà thầu không chấp nhận ký và thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, bên mời thầu tịch thu bảo lãnh dự thầu và có thể trao hợp đồng cho nhà thầu có giá bỏ thầu được đánh giá là thấp nhất tiếp theo hoặc thông báo đấu thầu lại.
Theo lịch biểu đã thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng chính thức. Đối với các hợp đồng nhỏ, đơn giản, khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và chủ đầu tư có thể ký ngay hợp đồng để có thể triển khai thực hiện.
Trong đấu thầu mua sắm thiết bị, bên mời thầu có quyền tại thời điểm trao hợp đồng tăng hoặc giảm, theo tỷ lệ phần trăm đã đưa ra trong bảng dự liệu đấu thầu, khối lượng các thiết bị hàng hoá và dịch vụ đã được quy định trước trong bảng lịch biểu các yêu cầu nhưng không có bất kỳ sự thay đổi nào.
Cùng với việc đàm phán ký hợp đồng, nhà dự thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại một ngân hàng. Trị giá của khoản tiền này dao động từ 10- 15% trị giá của hợp đồng.
Công tác đấu thầu là một lĩnh vực phức tạp và rất nhậy cảm, nhằm khắc phục những vướng mắc cũng như những tồn tại trong công tác đấu thầu, Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghịđịnh 88/1999/
33
NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/CP ngày 5/5/2000 thay thế cho quy chế cũ để phù hợp hơn với tình hình thực tế của hoạt động đấu thầu.
Tổng công ty DKVN trên tinh thần quán triệt các văn bản pháp lý của Nhà nước, đã ban hành một số văn bản nhằm cụ thể hoá đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong các hoạt động mua sắm thiết bị cho ngành dầu khí.
Tuy nhiên, do năng lực, trình độ còn một số hạn chế nhất định, vai trò quản lý Nhà nước còn chưa được phát huy đúng mức, thể hiện việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể của ngành còn thiếu tính hệ thống, còn nhiều thiếu sót và thay đổi thường xuyên khiến cho việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM
THIẾT BỊỞ TỔNG CÔNG TY DKVN
I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY DKVN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY