Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 79 - 82)

2. Kiến nghị với nhà nước và các ngân hàng

2.1.Về phía nhà nước

Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể là một số những vấn đề sau.

- Hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng về doanh nghiệp, phục vụ cho doanh nghiệp tốt hơn.

+ Trước hết về thể chế chính sách: Nhà nước nên coi trọng việc xây dựng và ban hành thể chế, chính sách phải bảo đảm quán triệt tư duy đổi mới, không để chen vào trong đó những quy định gây khó khăn cho DNNVV và cần chống lại việc tùy tiện đặt ra các điều kiện hạn chế quyền tự do kinh doanh hợp pháp, nhưng phải đảm bảo tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nó riêng kinh doanh đúng pháp luật, ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền tự do kinh doanh để kiếm lời bất chính.

+ Củng cố cơ quan đăng ký kinh doanh thành hệ thống đủ mạnh để tạo thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, giải quyết những vấn đề phát sinh trước khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp . Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho sự thành lập doanh nghiệp mới, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động trong suốt quá trình kinh doanh. Trong thời gian qua, môi trường kinh doanh đã được cải thiện một bước đáng kể, nhưng vẫn còn những trở ngại từ phía các cơ quan chức năng đang lạm dụng các biện pháp hành chính gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, chúng ta phải thực hiện việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để loại trừ những cản trở

hoạt động làm ăn chính đáng của dân và của doanh nghiệp, góp phần chống tham nhũng.

- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho DNNVV phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là:

+ Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc tạo lập cân đối gia tăng tiết kiệm để đầu tư cho phát triển; duy trì sự cân đối giữa thu và chi ngân sách Nhà nước nhằm giữ lạm phát ở mức có thể kiểm soát được; duy trì sự cân đối giữa tích lũy và đầu tư nhằm tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, như nạn tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại.

+ Giữ vững ổn định chính trị: Một Nhà nước mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của nhân dân đem lại lòng tin hấp dẫn nhà đầu tư, tránh được rủi ro chính trị.

+ Bảo đảm ổn định xã hội: Giữa doanh nghiệp và môi trường văn hóa xã hội có liên hệ mật thiết nhau, xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhà nước cần tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, như vấn đề công bằng xã hội, công ăn việc làm, môi trường sinh thái, văn hóa...

- Nhà nước cần bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển, dịch vụ kết cấu hạ tầng có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng dịch vụ hạ tầng đòi hỏi vốn lớn mà khả năng thu hồi lại chậm và hiệu quả không cao nên khó thu hút vốn tư nhân, vì vậy Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo các dịch vụ thuộc cơ sở hạ tầng phát triển, như giáo dục, vận tải, thông tin, năng lượng, công nghệ ...

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV thông qua

tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Việc hỗ trợ

DNNVV theo nguyên tắc cơ bản, đó là giúp DNNVV để họ giúp mình; chỉ giúp DNNVV chứ không bảo hộ họ; đưa DNNVV vào guồng máy phát triển kinh tế chung và duy trì một môi trường kinh doanh thân thiện. Thực hiện hỗ trợ theo những hướng chủ yếu là giúp cải cách DNNVV và giảm thiểu rủi ro, như tài chính và kế hoạch; tiếp nhận, áp dụng và cải tiến công nghệ; quản lý nguồn nhân lực; cải thiện và huấn luyện khả năng sản xuất và hợp tác kinh doanh, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại...[16].

Cần coi trọng và có chính sách ưu đãi hơn nữa để phát triển các DNNVV, các làng nghề ở vùng nông thôn, đưa doanh nghiệp về nông thôn sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển đô thị nhỏ, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn. Đây cũng là giải pháp chủ yếu tạo ra thu nhập và việc làm cho những nông dân không còn đất trong quá trình đô thị hóa, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với DNNVV, thiết nghĩ đây là vấn đề cấp thiết cần được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện nhằm khơi dậy tinh thần kinh doanh trong dân ta, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn, trí tuệ, tài năng ra kinh doanh vì sự phồn vinh của đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.Cần coi trọng và có chính sách ưu đãi hơn nữa để phát triển các DNNVV, các làng nghề ở vùng nông thôn, đưa doanh nghiệp về nông thôn sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển đô thị nhỏ, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn [15]. Đây cũng là giải pháp chủ yếu tạo ra thu nhập và việc làm cho những nông dân không còn đất trong quá trình đô thị hóa, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 79 - 82)