Một số hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 64 - 68)

3.Đánh giá về vấn đề QLCL tại các DNNVV Việt Nam

3.2.Một số hạn chế cần khắc phục

Hạn chế đầu tiên trong công tác quản lý chiến lược tại các DNNVV Việt Nam hiện nay có lẽ là vấn đề trình độ học vần của các chủ doanh nghiệp. Số liệu từ cuộc khảo sát quy mô lớn của Cục phát triển DN nhỏ và vừa ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) cho thấy trình độ học vấn và kiến thức về kinh tế nói chung, về chiến lược và quản lý chiến lược nói chung của các chủ doanh nghiệp quản là rất đáng quan ngại bởi điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn tới năng lực điều hành và

quản lý. Kết quả mẫu khảo sát với 15 DNNVV mà tác giả đã thực hiện cho thấy,

khi được hỏi về chiến lược doanh nghiệp dự định hoặc đang triển khai, có 51% DNNVV chủ động xây dựng và đang thực hiện chiến lược, 37% không có chiến lược cụ thể gì và 12% còn lại không biết chiến lược là gì (thậm chí một số còn lầm lẫn giữa chiến lược với một kế hoạch ngắn hạn mà họ đang triển khai). Như vậy, thiếu chiến lược - đó là trong những hệ quả của việc không được đào tạo và trang bị kiến thức kinh tế của các chủ doanh nghiệp.

Bên cạnh việc thiếu chiến lược, không vạch ra được hướng đi rõ ràng cho mình, một hạn chế khá phổ biến nữa ở DNNVV Việt Nam đó là vấn đề về tầm nhìn dài hạn. Các DNNVV ở nước ta hiện hầu hết đều chưa có tầm nhìn dài

hạn, họ mới nhìn thấy lợi nhuận ngắn hạn, cụ thể là mong muốn lợi nhuận nhanh

và mang lại lợi ích cho DN càng sớm càng tốt. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các DNNVV cần phải có cái nhìn dài hạn hơn. Tầm nhìn ngắn hạn, chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận tức thời, định hướng về mặt thị trường hạn chế, không quan tâm đến nhu cầu của thị trường mà chỉ sản xuất

những cái mình có... đang là những rào cản phát triển của các DNNVV. Một tầm nhìn khi đã được xác định thì phải rõ ràng và mang tính thực tế. Tầm nhìn mờ nhạt hoặc mơ hồ sẽ chẳng có tác dụng gì thậm chí còn khiến các cá nhân trong tổ chức không xác định được phương hướng, không hiểu mục đích của tổ chức là thế nào, là đạt đến cái gì. Các DNNVV Việt Nam, bên cạnh đó, cũng chưa xác

định được sứ mệnh của mình hoặc không phổ biến sứ mệnh của tổ chức cho toàn

thể cán bộ công nhân viên. Theo kết quả khảo sát thì có đến 8/15 doanh nghiệp trả lời rằng không ban hành bản tuyên bố sứ mệnh trong công ty.

Sau khi xác định được tầm nhìn và sứ mệnh, các DNNVV cần phải xây dựng cho tổ chức mình một nền văn hoá mạnh. Theo đó, tầm nhìn, sứ mệnh, và các giá trị chung được toàn thể các cá nhân trong tổ chức chia sẻ cùng nhau. Có như thế tổ chức mới có thể trở thành một tập thể đồng nhất, mọi người cùng cố gắng vì mục tiêu chung. DNNVV Việt Nam chưa tạo nên được sự khác biệt, một phần lớn là do họ chưa tạo dựng được cho mình một nền văn hoá kinh doanh. Điều này cũng làm giảm đi tính cạnh tranh của họ. Hầu hết các DNNVV Việt Nam đều chưa có ý thức xây dựng văn hoá tổ chức, dẫn đến cách thức làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Bên cạnh những hạn chế vô hình trên, DNNVV Việt Nam còn phải đối mặt với một loạt những bất cập nhìn thấy rõ rệt. Một trong số đó là quy mô lao động nhỏ và trình độ lao động thấp. Có thể nói quy mô hoạt động nhỏ vừa là lợi

thế nhưng cũng vừa là một hạn chế lớn đối với loại hình doanh nghiệp này. Vấn đề này vẫn luôn là bài toán nan giải đối với các DNNVV. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp có dưới 200 lao động chiếm phần lớn trong số lượng DNNVV (trong đó, số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 51,3%, từ 10 - 200 lao động chiếm 44,07%, từ 200 - 300 lao động chỉ chiếm 1,43% [9]. Quy mô nhỏ sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận và xây dựng đối tác với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như không phát huy được lợi thế về quy mô trong sản xuất kinh doanh, các

doanh nghiệp cũng thể hoạch định các chiến lược mang tầm vóc và quy mô lớn. Ngoài ra, lực lượng lao động ở các doanh nghiệp có trình độ tay nghề thấp (nhất là lao động phi nông nghiệp tại trên 16.000 doanh nghiệp và 8.600 hợp tác xã ở vùng nông thôn). Nói chung, đội ngũ quản lý, nhân viên của DNNVV có ít kinh nghiệm, hoạt động thường không ổn định, chưa chuyên nghiệp. Như đã đề cập nhiều lần, nguồn lực con người là yếu tố tiên quyết trong công tác triển khai chiến lược. Với thực trạng nguồn nhân lực còn yếu kém như hiện nay, các DNNVV khó lòng có thể tạo nên một sự khác biệt nào lớn.

Hạn chế tiếp theo trong công tác hoạch định và triển khai chiến lược - vốn - vấn đề muôn thuở đối với DNNVV Việt Nam. Con số gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng cho thấy quy mô vốn tại các

doanh nghiệp này còn quá nhỏ. Bên cạnh đó, khả năng huy động nguồn vốn cho

hoạt động sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế. Sự hạn chế về vốn nhiều khi cũng khiến các chủ doanh nghiệp ngần ngại trong việc hoạch định và triển khai các chiến lược, bởi công tác này thường tiêu tốn khá nhiều tiền của. Và ngay cả khi họ đã vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp cũng khó lòng đảm bảo vấn đề tài chính trong cả quá trình triển khai chiến lược.

Bên cạnh những hạn chế trên, trình độ công nghệ cũng là một vấn đề gây đau đầu với nhiều DNNVV Việt Nam hiện nay. Hiện chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến (phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI), 57% có trình độ công nghệ trung bình, số doanh nghiệp còn lại đang sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đến chi phí cho sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không tốt, làm giảm sức cạnh tranh [14]. Bên cạnh nguồn lực con người, cơ sở hạ tầng công nghệ cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng cho hoạt động kinh doanh sản xuất nói chung và công tác triển khai chiến lược nói riêng. Công nghệ cũ và lạc hậu làm giảm tính cạnh tranh của các DNNVV, khiến họ không tạo được sự khác biệt trong các sản phẩm của

mình. Trong điều kiện kinh tế mở và toàn cầu hoá như hiện nay, công nghệ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. DNNVV Việt Nam nên quan tâm và đầu tư hơn nữa cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ của mình.

Một khía cạnh nữa về công nghệ mà các DNNVV còn thiếu sót đó là việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác chiến lược. DNNVV Việt Nam hiện nay vẫn chưa tận dụng hết những lợi ích

khổng lồ mà các ứng dụng CNTT mang lại. Cách đây không lâu, khó khăn mà

DNNVV gặp phải trong quá trình ứng dụng CNTT đó là nhận thức và nhân lực. Hiện nay, vấn đề này đã không còn nghiêm trọng như trước nữa bởi các ứng dụng CNTT như internet, website đã trở nên phổ biến, hầu hết tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Trình độ sử dụng CNTT của đội ngũ nhân viên cũng đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp bắt kịp điều này thì nền CNTT lại đã tiến thêm một bước mới. Ngày nay, DNNVV không chỉ sử dụng internet, website mà họ còn có thể ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động: điều hành, sản xuất, kinh doanh, giao dịch, thương mại... Hiện tại, khoảng 60% SME đã triển khai ứng dụng CNTT tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Do những hạn chế về tài chính, nhân sự, họ chỉ trang bị những phần mềm rời rạc và không mang tính hệ thống. Hiện nay nhiều phần mềm tự động quản lý dành cho DNNVV đã ra đời như phần mềm Tivoli Storage Manager Express, phần mềm MBE,… Tuy nhiên, số lượng DNNVV đưa vào ứng dụng những phần mềm này chưa nhiều và hiệu quả đạt được thì chưa cao.

Trên đây là một số những hạn chế còn tồn tại và những khó khăn mà DNNVV Việt Nam phải đối mặt trong công tác quản lý chiến lược. Nhận thức được những ưu/nhược điểm, những ưu thế và bất lợi, đồng thời nỗ lực cải thiện những nhược điểm và phát huy những thế mạnh của mình các DNNVV Việt Nam nhất định sẽ thành công.

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 64 - 68)