Các ưu điểm cần phát huy

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 62 - 64)

3.Đánh giá về vấn đề QLCL tại các DNNVV Việt Nam

3.1.Các ưu điểm cần phát huy

Khó khăn và bất cập trong công tác quản lý chiến lược tại DNNVV thì đã quá rõ ràng, nhưng không phải là không có ưu điểm và lợi thế. Để tồn tại và phát triển bền vững, DNNVV phải nhận thức được và tận dụng tối đa những ưu thế đó của mình.

DNNVV đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội. Ở các nước phát triển, số lượng DNNVV thường chiếm từ 90 - 95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động. Chẳng hạn các DNNVV của Thụy Điển đã tạo việc làm cho hơn 60% người lao động, tỷ lệ này ở Nhật là 66,9%, Đài loan là 78%, Chi Lê là 70,3%. Tác dụng tạo việc làm của các DNNVV trong thời kỳ kinh tế suy thoái tựa như một "chiếc van an toàn" để điều chỉnh kinh tế vĩ mô nền kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 140.000 DNNVV, chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26- 27% GDP, 31% sản lượng công nghiệp, 67% nguồn thu ngân sách từ thuế và việc làm cho 26% tổng số lao động cả nước. Sự hình thành và phát triển DNNVV ngày càng tăng về số lượng bởi lẽ DNNVV có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Những lợi thế của DNNVV có thể kể đến như DNNVV cần vốn ít, lao động không nhiều, dễ quản lý nên dễ dàng

khởi sự; có thể tận dụng dễ dàng mọi nguồn lực trong xã hội cho yêu cầu phát triển; dễ linh hoạt về thời gian giao hàng và giá cả nên dễ giao dịch; có tính linh động, có tính phản ứng nhanh trước sự chuyển biến mạnh về sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và thị trường. Có thể nói DNNVV Việt Nam hiện đang tận

dụng khá tốt lợi thế này của mình. Bằng chứng là trong thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế thế giới gặp phải bao sóng gió khó khăn, nhiều DNNVV Việt Nam vẫn duy trì được lợi nhuận, mặc dầu mức lợi nhuận có giảm. Thực tế ở một số doanh

nghiệp đã chứng minh lạm phát chính là cơ hội để tái cấu trúc, nhận biết những điểm yếu và khắc phục nó, tạo thành công ngay trong hoàn cảnh khó khăn. Điển hình như Cty Dinh dưỡng Việt Tín (Hà Nội), chế biến thức ăn gia súc với công nghệ thô sơ. Trong 6 tháng đầu năm 2008, trong khi giá nguyên liệu tăng 50 - 100%, thậm chí 300% (bắp, đậu tương, DCP…), nhiều DN khác thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc ngừng sản xuất, thì Việt Tín mạnh dạn lấp chỗ trống đó bằng cách thiết lập một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, năng động, đặt trọng tâm vào khách hàng. Cty mạnh dạn dừng hoặc cắt bớt những hạng mục chưa sinh lời, các dự án dài hạn. Kết quả, chỉ trong 4 tháng, doanh thu bán hàng của Cty tăng từ 400 triệu đồng/tháng lên 10 tỷ đồng/tháng… Như vậy, một chút mạo hiểm cộng với việc linh hoạt trong chiến lược kinh doanh rõ ràng đã phát huy sức mạnh của nó. DNNVV Việt Nam phải nhận thức và phát huy được lợi này của mình. Nói rộng ra, đó không chỉ là lợi thế của riêng họ mà các DNNVV còn có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động của kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết giữa tập thể nhân viên và lãnh đạo cũng là một lợi thế cho các DNNVV trong việc vận hành công ty nói chung và trong công tác quản lý chiến lược nói riêng. Trước tình hình khó khăn, tại các DNNVV trong nước có nhiều trường hợp lương tháng công nhân trước đây là ba triệu đồng nhưng nay chỉ còn 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, họ vẫn vui vẻ ở lại chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Nếu như ở nước ngoài, nếu doanh nghiệp trả lương quá thấp do khó khăn thì người lao động có thể tìm một nơi khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản [13]. Lợi thế này có lẽ một lần nữa lại xuất phát từ quy mô nhỏ của DNNVV. Một tập thể nhỏ thường dễ tạo được tinh thần đoàn kết và đồng nhất hơn là ở những tổ chức quy mô lớn. Quy mô nhỏ và số lượng lao động ít cộng với tinh thần đoàn kết khiến các nhà lãnh đạo dễ dàng hơn trong công tác quản lý, phổ biến và theo dõi cũng như đánh giá các thành quả trong quá trình thực hiện chiến lược.

Trên đây là một vài ưu thế của DNNVV Việt Nam trong công tác quản lý chiến lược. Các doanh nghiệp cần nhận thức được rằng không có nhiều lợi thế dành cho họ, do vậy, phải cố gắng tận dụng những ưu thế ít ỏi đó của mình một cách triệt để.

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 62 - 64)