Thực trạng chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 33 - 39)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Hiện nay, trên thế giới, không có khái niệm chuẩn mực về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Liên minh Châu Âu, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lượng công nhân không vượt quá 250. Tại Úc, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lượng công nhân tối đa không vượt quá 300, còn tại Mỹ là không quá 1000. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới ( World Bank), doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số

lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo kết quả điều tra năm 2006 do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố, nếu đem tiêu chí DNNVV là dưới 300 lao động và vốn dưới 10 tỷ đồng thì có đến 96,81% doanh nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm này [7].

Chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp hiện có trên cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư... Theo chỉ đạo của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người.

Gần đây, một cuộc điều tra quy mô nhằm nắm bắt tình hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Cục phát triển DN nhỏ và vừa ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) thực hiện, với sự tham gia của hơn 63 nghàn doanh nghiệp thuộc 30 tỉnh thành phía Bắc. Kết quả cho thấy có thể tóm tắt như sau.

Quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có

mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. Do quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất nhỏ bé nên khả năng cạnh tranh sẽ rất kém. Việc đổi mới thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp là cấp thiết nhưng còn rất khó khăn.

Bất cập về trình độ quản lý và công nghệ cũng là một vấn đề lớn đối với

các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ

công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía Bắc là rất thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 2,16%. Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thương mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp phía Bắc còn rất thấp, chưa tương xứng với mong muốn phát triển thương mại điện tử của Chính phủ [8].

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu lớn về công nghệ. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp phía Bắc nói riêng, chưa coi trọng đúng mức đến

thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan

tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ [8].

Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn, thị trường và đào tạo cũng luôn là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể 66.95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn về tài chính; 50.62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41.74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25.22% doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% doanh nghiệp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực... Về

khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hoá; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp khả năng tiếp cận, 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được [9].

Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của

Nhà nước cũng rất khó khăn. Chỉ có 5,2% số doanh nghiệp đã được tham gia;

23,12% số doanh nghiệp khó được tham gia và 71,67% số doanh nghiệp không được tham giá. Từ thực tế này, các chuyên gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần đẩy nhanh việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho

doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, Chính phủ cần sớm có Chương trình xúc tiến xuất khẩu dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa [8].

Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp...[7].

Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo

nhưng chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập

trung hỗ trợ; đồng thời cũng là một thị trường đang cần rất nhiều dịch vụ đào đạo chất lượng cao, là cơ hội cho các đại học, các viện nghiên cứu...

Tháng 1/2007 là một dấu mốc lớn đối với lịch sử nền kinh tế Việt Nam – là ngày Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện đáng mừng này mở ra nhiều cơ hội mới cho các DNVVN Việt Nam, tuy nhiên, khó khăn và thách thức đặt ra cũng không ít. Khi nền kinh tế mở cửa, thị trường thế giới sẽ rộng mở cho sản phẩm của các DNVVN. Từ năm 2002 trở lại đây, mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả hộ cá thể có đăng kí dinh doanh hợp pháp đều có quyền xuất-nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Các rào cản về giấy phép, hạn ngạch xuất-nhập khẩu giảm đi rất nhiều. Hành lang pháp lý cũng đầy đủ và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp này. Thật vậy, năm 2000, Luật doanh nghiệp ra đời ( thực chất là luật dành cho kinh tế tư nhân ). Từ đó đến nay, dưới sức ép của tiến trình gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều nghị định mang tính

pháp lý dành riêng cho sự hỗ trợ DNVVN phát triển. Bên cạnh đó, hội nhập WTO tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho DNVVN ở khu vực kinh tế tư nhân phát triển. nhìn lại thời kỳ bao cấp, quản lý nền kinh tế theo phương thức kế hoạch hoá tập trung, khu vực kinh tế tư nhân không những không có luật chính thức để điều tiết sự hoạt động, mà còn bị sự ‘’kì thị’’ của xã hội. Đến nay, các DNVVN thuộc khu vực kinh tế tư nhân được hoạt động bình đẳng trong một môi trường pháp lý chung. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân cũng ngày càng được nâng cao, doanh nhân làm việc có hiệu quả, thành đạt được xã hội tôn trọng [4]. Ngoài ra, còn rất nhiều những thuận lợi khác như, thủ tục hành chính thuận lợi hơn, tính tự chủ tăng, thuế nhập khẩu và

các rào cản phi thuế quan giảm.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này cũng không phải là một điều dễ dàng đối với các DNVVN Việt Nam bởi một số hạn chế nhất định của những doanh nghiệp này. Thứ nhất, quy mô về vốn và lao động của doanh nghiệp

vừa và nhỏ Việt Nam còn quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp thông thường

của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Đặc điểm này là bất lợi trong cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO. Bên cạnh đó, Một thực trạng phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hệ thống máy

móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với

ngành cơ khí, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp [11]. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các

dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quản lý doanh nghiệp, một phần là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường. Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh quốc tế.

Khó khăn và thách thức dồn dập, năm 2008 đầy biến động của nền Kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã gây thêm bao sóng gió cho các DNVVN. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động rất lớn và gây không ít khó khăn cho những doanh nghiệp này. Mặc dầu kinh tế Việt Nam vẫn được nhận định là một điểm sáng trong khủng hoảng, khó khăn là điều không thế tránh khỏi trong bối cảnh chung này. Trước hết, DNVVN vốn đã không được dễ dàng trong việc huy động vốn, nay việc đó lại càng khó khăn hơn, bởi nhà nước sẽ thu hẹp ngân sách, việc vay vốn từ các ngân hàng cũng bị hạn chế. Hơn nữa, DNVVN vốn có ít mối quan hệ và thường phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn về công nghệ, phân phối,…Khi các doanh nghiệp này gặp khó khăn, DNVVN cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng. Con số chưa được thống kê chính xác, nhưng trong cuộc đại khủng hoảng này, không ít DNVVN Việt Nam đã không thể cầm cự và đã phá sản [11]. Theo thống kê của Hiệp hội DNVVN Việt Nam vào Quý IV 2008, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lựợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp’’ (Trang 33 - 39)