Ngoài cách biểu diễn các AO dưới dạng công thức như trên, người ta còn biểu
diễn mỗi AO bằng một ô vuông gọi là ô lượng tử.
Các AO của cùng một phân mức được biểu diễn bằng những ô vuông liền nhau. Ví dụ: 1s 2s 2p 3d
Trong mỗi ô lượng tử (mỗi AO) chỉ có thể có 2 electron có spin ngược nhau được biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược nhau
Trên cơ sở thực nghiệm, Hund đã đưa ra một quy tắc phân bố các electron vào các ô lượng tử như sau: - Trong một phân mức, các electron có xu hướng phân bố đều vào các ô lượng tử sao cho số electron độc thân là lớn nhất.
Ví dụ: N(z = 7) 1s2 2s2 2p3
- Thông thường chỉ cần viết cấu hình electron đối với các phân mức ở lớp ngoài cùng và phân mức d hoặc f ở lớp sát ngoài cùng mà chưa bão hoà.
- Cần lưu ý rằng cấu hình nói trên là đối với các nguyên tử ở trạng
thái cơ bản. Khi bị kích thích electron có thể nhảy lên những phân mức cao hơn trong cùng một mức.
Ví dụ: C(z = 6) 1s2 2s2 2p2
trạng thái cơ bản
C* trạng thái kích thích
Như vậy ở trạng thái cơ bản C có hai electron độc thân, còn ở trạng thái kích thích
nó có bốn electron độc thân. Chính các electron độc thân này là các electron hoá trị.
31
Chương 2: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
( Tiết 5)
I - Mục tiêu:
Nắm được các nội dung:
- Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Định luật tuần hoàn. - Bảng hệ thống tuần hoàn. II - Nội dung: