Liên kết  không định cư.

Một phần của tài liệu HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 56 - 58)

- Là khoảng cách giữa hai nhân nguyên tử khi đã hình thành liên kết.

3.3.6. Liên kết  không định cư.

Phân tử benzen có cấu trúc như thấy ở hình 9. Cả 6 nguyên tử C đều có lai hoá sp2. Mỗi C tạo 2 liên kết  với 2 C bên cạnh và 1 liên kết  với H. Các obitan p thuần còn lại

(có trục vuông góc với mặt phẳng của các liên kết ) xen phủ với nhau tạo ra các liên kết . Như vậy các electron được giải toả trên của 6 nguyên tử C. Người ta gọi các liên kết đó là các liên kết  không định cư. Một cách tương tự cũng thấy ở các phân tử butadien

(hình 10). Các liên kết  không định cưđược mô tả bằng những dấu chấm thay cho các gạch.

Ví dụ: C6H6: (Benzen)

Hoặc đơn giản hơn, dùng sơ đồ sau:

Hình 9

C4H6: (Butadien)

Hình 10

57

Câu hỏi và bài tập:

1. Theo quy tắc bát tử, hãy biểu diễn liên kết trong các phân tử và ion sau đây: H2O; NH3; NH4

; CO2; SO2; SO3; HNO2; HNO3; H2SO4.

2. Sự phân loại các liên kết dựa vào độ điện âm. Cho các ví dụ và nêu các điều

kiện, quá trình hình thành các liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho

nhận.

3. Điều kiện hình thành liên kết hidro, so sánh năng lượng liên kết ion và liên kết

cộng hoá trị. Nêu một vài ví dụ cho thấy ảnh hưởng của liên kết hidro đến tính

chất vật lý của các chất.

4. Hãy nêu những luận điểm cơ bản của thuyết liên kết hoá trị (VB).

5. Cho ví dụ, đặc điểm của liên kết  và liên kết . So sánh và giải thích về độ bền

của hai liên kết này.

6. Lai hoá là gì? Đặc điểm các đám mây lai hoá sp; sp2; sp3. Cho các ví dụ về

những nguyên tử có sự lai hoá này.

7. Có kiểu lai hoá nào ở C khi hình thành phân tử CH4; C2H6, C2H4, C2H2; C6H6 8. Trong các phân tử SO2, SO3 nguyên tử S ở trạng thái lai hoá sp2. Hai phân tử này

có bị phân cực hay không, giải thích.

9. Hình học phân tử và sơđồ xen phủ các đám mây electron trong các phân tử:

H2; O2; N2; HCl; CO2 CH4; NH3; H2O

Trong các phân tử (ở câu b) C; N; O; S có kiểu lai hoá gì? 10. Hình học phân tử của các phân tử butadien, benzen.

Cho biết cách biểu diễn chúng bằng công thức:

CH2 = CH - CH = CH2; có chính xác không? Tại sao?

11. Trên cơ sở của thuyết VB hãy mô tả sự hình thành các liên kết trong các phân tử

H2; HCl; Cl2; N2; CH3 – CH3; CH2 = CH2; CH  CH.

12. Viết công thức cấu tạo và chỉ rõ liên kết nào là liên kết cộng hóa trị, liên kết nào là liên kết cho nhận trong các phân tử và ion sau: 4

 ; 3 

  ; H3NBF3; CH3NO2. Cộng hóa trị của B và N trong các hợp chất trên bằng bao nhiêu? Đó đã phải là hóa trị cao nhất của B và N chưa? Tại sao?

58

CHƯƠNG 4: ĐỘNG HOÁ HỌC

Động hoá học nghiên cứu về tốc độ của các phản ứng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ như: nồng độ chất phản ứng, nhiệt độ, các chất xúc tác. Trên cơ sở đó

cho phép tìm hiểu về cơ chế của các phản ứng.

Một phần của tài liệu HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)