- Là khoảng cách giữa hai nhân nguyên tử khi đã hình thành liên kết.
4.2.2. Bậc và phân tử số của phản ứng
Trong động hoá học, các phản ứng được phân loại theo bậc và phân tử số.
* Bậc phản ứng:
Bậc phản ứng là tổng các số mũ của nồng độ viết trong biểu thức của định luật tác dụng khối lượng để tính tốc độ phản ứng. H2(K) + I2(k) 2 HI(k) ; v1 = k1.CH 2CI 2 ; v2 = k2. C2HI Cả 2 phản ứng thuận nghịch đều là bậc 2. m1A1 + m2A2 + ……miAi n1 B1 + n2B2 + ….niBi v1 = k1.Cm1A1.Cm2A2 … CmiAi ; N1 = m1 + m2 + ….+ mi v2 = k2 . Cn1B1.Cn2B2 … CniBi ; N2 = n1 + n2 + …...+ ni
Trong một số trường hợp bậc phản ứng lại thấp hơn so với công thức lý thuyết. Ví dụ phản ứng thuỷ phân este:
R1COOR2 + H2O R1COOH + R2OH V1 = k1CRCOOR.CH
2O ( Phản ứng bậc 2)
Khi nồng độ este nhỏ hơn rất nhiều so với nồng độ nước thì nước là môi trường
60
* Phân tử số của phản ứng:
Sự phân loại phản ứng theo phân tử số liên quan trực tiếp với cơ chế thực của
phản ứng. Phân tử số là số loại tiểu phân (phân tử, nguyên tử hay ion) đồng thời tương
tác với nhau trong một phản ứng đơn giản. Vì vậy phân tử số chỉ có thể là số nguyên. Ví dụ: Trong phản ứng: CH3NNCH3CH3CH3N2
Tham gia vào tương tác chỉ có một phân tử.
Vì vậy phản ứng có phân tử số là một hay phản ứng đơn phân tử.
Trong phản ứng: H2I2 2HI để tạo thành sản phẩm hai phân tử H2 và I2 phải đồng thời giam gia vào một tương tác, vì vậy phản ứng có phân tử số bằng hai hay phản ứng lưỡng phân tử. Những phản ứng có phân tử số bằng 3 hay cao hơn thường ít gặp vì xác suất để đồng thời 3 phân tử phản ứng với nhau rất nhỏ.
Lưu ý: Trong những phản ứng đơn giản thì bậc phản ứng thường trùng với phân tử số.