Bảng Hệ thống tuần hoàn.

Một phần của tài liệu HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 31 - 32)

Để thể hiện được tính tuần hoàn trong cấu tạo nguyên tử và tính chất của các

nguyên tố, các nguyên tố được xếp theo HTTT theo nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc sắp xếp:

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Đảm bảo tính tuần hoàn về cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố:

+ Các nguyên tử có cùng số lớp e xếp theo 1 hàng (chu kỳ).

+ Các nguyên tử có cùng số e lớp ngoài cùng giống nhau hoặc 2 phân lớp e ngoài cùng giống nhau được xếp vào 1 cột (nhóm).

- Chu kì:

+ Là tập hợp các nguyên tố có cùng số lớp vỏ e và đặt theo một hàng ngang. + Số lớp e = số thứ tự chu kỳ.

+ Gồm 7 hàng ngang ứng với 7 chu kỳ, không phân biệt chu kỳ lớn, nhỏ, chẵn, lẻ:

32

Chu kỳ 2,3: Mỗi chu kỳ có 8 nguyên tố (xây dựng ở các phân lớp 2s, 2p, 3s, 3p).

Chu kỳ 4,5: Mỗi chu kỳ có 18 nguyên tố. (ns2(n-1)d10np6).

Chu kỳ 6: Có 32 nguyên tố xếp đủ 18 ô và cộng thêm họ Lantanit.

Chu kỳ 7: Chưa đủ 32 nguyên tố vì nguyên tố cuối chu kỳ rất không bền, không tồn tại

trong tự nhiên.

Nhận xét: - Trong một chu kỳ đi từ đầu tới cuối chu kỳ, số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8. Mở đầu chu kỳ là nguyên tố ns1 kết thúc là nguyên tố np6 . Mỗi chu kì được bắt đầu bằng một kim loại kiềm, (trừ chu kỳ đầu, bắt đầu bằng hidro) và được kết thúc bằng

một khí trơ.

- Sự biến thiên tuần hoàn trong cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố không

lặp lại một cách đơn giản mà có sự mở rộng từ chu kỳ 4 => Số nguyên tố trong các chu

kỳ tăng.

Một phần của tài liệu HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)