Hiệu ứng nhiệtcủa quá trình hoà tan.

Một phần của tài liệu HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 71 - 72)

- Là khoảng cách giữa hai nhân nguyên tử khi đã hình thành liên kết.

5.1.3.1. Hiệu ứng nhiệtcủa quá trình hoà tan.

Quá trình hoà tan chất rắn vào chất lỏng qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: + Các phân tử dung môi tương tác với các phân tử chất tan.

+ Nếu lực hút này mạnh hơn lực liên kết của các phân tử chất tan, các

phân tử chất tan sẽ tách ra khỏi bề mặt chất rắn.

+ Quá trình này là quá trình phá vỡ mạng lưới tinh thể của chất rắn và

thường tiêu tốn năng lượng H 0.

- Giai đoạn 2: + Các phân tử chất tan tương tác với các phân tử dung môi gọi là quá trình solvat hoá.

+ Quá trình này thường giải phóng năng lượng H0. + Dung môi là nước gọi là các hydrat.

+ Dung môi là ancol gọi là ancolvat.

- Giai đoạn 3: + Các phân tử solvat hay ancolvat khuyếch tán vào dung dịch quá trình

này thường tiêu tốn năng lượng H0.

+ Năng lượng chung của quá trình hoà tan là:Hht =Hml +Hsol +Hkt + Hktthường nhỏ nên Hht = Hml + Hsol .

+ Hht 0 thì quá trình hoà tan phát nhiệt;

+ Hht 0 thì quá trình hoà tan thu nhiệt.

* Nhiệt hòa tan của một số chất: là lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi hòa tan một

mol chất đó vào một lượng dung môi đủ lớn ở nhiệt độ và áp suất xác định.

Ví dụ: Khi hòa tan 1mol CaCl2 vào H2O thoát ra một lượng nhiệt là 72,802 KJ, vậy: ( 2) 1 72,802 . CaCl ht H KJ mol    5.1.3.2. Độ tan.

- Ở một nhiệt độ xác định, lượng chất tan tối đa có thể hoà tan vào một đơn vị khối lượng hoặc thể tích dung dịch hoặc dung môi gọi là độ tan của chất đó.

72

- Đơn vị: gam/lit; số mol/lit; hoặc số ml/ml; số l/l (cho chất khí).

- Ký hiệu: S. Từ Sbh có thể suy ra Cbh. - Người ta quy ước: + s > 10: dễ tan.

+ s < 1: khó tan.

+ s < 0,01: coi như thực tế không tan.

- Độ hòa tan s của một số chất phụ thuộc vào:

+ Bản chất của dung môi và chất tan.

+ Nhiệt độ.

+ Áp suất (nếu chất tan là chất khí).

- Dung dịch không còn khả năng hoà tan thêm chất tan vào nữa gọi là dung dịch bão hoà. Nồng độ của dung dich bão hoà chính bằng độ tan của chất tan.

- Dung dịch có nồng độ nhỏ hơn độ tan ở cùng nhiệt độ thì dung dịch đó chưa bão hoà. - Khi dung dịch có nồng độ lớn hơn độ tan ở cùng nhiệt độ thì dung dịch đó gọi là dung dịch quá bão hoà.

Một phần của tài liệu HÓA ĐẠI CƯƠNG (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)