0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

SỰ KHÁC NHAU VỀ TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT THỜI KỲ VEDA.

Một phần của tài liệu SỰ KHÁC NHAU TRONG GIẢI THOÁT LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 25 -25 )

VEDA.

VEDA. những chân lý thiên khải cho loài người ở mỗi đầu của chu kỳ vũ trụ. Những chân lý thiên khải này tồn tại tự nó tuyệt đối, thiên nhiên. Con người ta chỉ nhận thức được chân lý này bằng trực giác, và đối với những người thấu thị (rishi), để thấy được chân lý ấy phải trải qua quá trình tu luyện, chiêm nghiệm nội tâm lâu dài.

Về nguồn gốc lịch sử, Veda là một bộ sách thâu lượm tất cả những câu ca dao vịnh phú về sự giàu đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn Độ, về những tư tưởng, tập tục, nghi lễ, quan điểm và những bài thánh ca ca ngợi, cầu nguyện các đấng thần linh của người Aryan ở nhều địa phương dọc theo con sông Indus, Gange, và dưới chân núi Hymalaya. Jawahralal Nehru đã nói: "Veda đơn giản có nghĩa là một sưu tập kiến thức hiện có của thời đại, đó là một mớ lộn xộn nhiều thứ, những bài thánh ca, kinh cầu nguyện, nghi lễ giết vật tế thần, ma thuật, thơ ca về thiên nhiên tuyệt đẹp... Sức sống và sự khẳng định cuộc sống thể hiện tràn ngập trong chúng thật kỳ lạ."[15; 119].

Qua một thời gian dài các bộ kinh này đã được học thuộc lòng và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay hầu như chúng vẫn còn tụng niệm nguyên vẹn không hề sai sót. Những bộ kinh này, nó đã ăn sâu vào tiềm thức và truyền thống của nhân dân Ấn Độ không chỉ và là tri thức thiên khải mà còn là kho tàng tri thức đúc rút kinh nghiệm đời sống. Khoảng từ năm 1000 trước công nguyên đến năm 800 trước công nguyên, nó mới được sưu tập, biên chép lại bằng một thứ tiếng phạn cổ, gọi là thánh kinh Veda.

Theo các nhà triết học nghiên cứu, kinh Veda với nghĩa rộng gồm có bốn loại đó là: Các tập Samhitas (hay các Mantra), tức thánh ca, đây là những lời cầu nguyện, xưng tụng thần linh dưới dạng thi ca; Các Brahmanna (phạn thư hay là thánh kinh Balamôn), giải thích các nghi lễ, chuyên dùng cho các tu sĩ, chức sắc cao cấp Balamôn; Các Aranyaka (kinh rừng hay là sâm lâm thư), dùng cho các tu sĩ khổ hạnh, ngồi suy tư, thiền định và suy tưởng về những lẽ uyên nguyên của vũ trụ, về bản chất của con người, về giải tự nhân sinh; Các Upanishadd (Áo nghĩa thư - sách có ý nghĩa thâm sâu uyên áo), đây là kinh sách bình chú có tính tôn giáo-triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của

Một phần của tài liệu SỰ KHÁC NHAU TRONG GIẢI THOÁT LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 25 -25 )

×