KHÁI QUÁT VỀ SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 51 - 53)

PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM.

Phật vào Việt Nam rất sớm và bằng nhiều con đường. Từ Trung Quốc là con đường muộn nhất, nhưng để lại ảnh hưởng lớn và sâu sắc hơn cả trong đời sống tinh thần người Việt.

Vào thế kỷ Iscn, ở Luy Lâu (Hà Bắc) nước ta đã có một trung tâm Phật học rất phồn vinh và Phật giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu là của Phật giáo Ấn Độ.

Ở thế kỷ II, thì Phật Giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Ấn Độ lẫn Phật Giáo Trung Quốc. Thời kỳ này có những người truyền đạo vào nước ta nổi tiếng là Mahakyvực, Khưuđala (người Ấn Độ - 188), Mâu Bác Cư Sỹ (người Trung Quốc - 194).

Đến thế kỷ III, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Ấn Độ, với những vị truyền đạo nổi tiếng là Tăng Hội (Ấn Độ 200-247), Chi Cương Lương (Ấn Độ 266).

Thế kỷ IV, Phật giáo ở Việt Nam và Phật giáo ở Trung Quốc có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Các Thiền sư Du Pháp Lan, Du Đạo Toái (Trung Quốc 361), Đàm Hoằng (Trung Quốc, 423) là những người truyền bá đạo Phật ở nước ta và các thiền sư Việt Nam sang thuyết pháp ở Trung Quốc là Thiền sư Huệ Thắng (440-479) và thiền sư Thích Đạo Hiền (457-483)

Từ thế kỷ VI trở đi, Phật Giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu Phật Giáo Trung Quốc. Phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Trung Quốc 580-594) truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ VI. Phái Vô Ngôn Thông (Trung Quốc)

truyền vào Việt Nam ở thế kỷ IX. Phái Thảo Đường do sư Thảo Đường (Trung Quốc) khai sơn ở Thăng Long - Hà Nội khoảng 1069.

Vào thế kỷ thứ XIII, vua Trần Nhân Tông đã kết hợp các phái thiền trên của Trung Quốc và truyền thống Việt Nam, lập ra phái thiền của Việt Nam - phái Trúc Lâm ở Yên Tử (1299).

Đến thế kỷ XVI, thời vua Lê Thế Tôn (1573- 1599) có phái thiền Tào Động từ Trung Quốc truyền vào Bắc Việt Nam, người hoằng pháp là thiền sư Trí Giáo Nhất Cú. Trong thế kỷ XVII-XVIII, thời vua Lê Hy Tôn (1676-1705) phái thiền Lâm Tế từ Trung Quốc truyền vào Đàng Ngoài. Phái Lâm Tế do thiền sư Nguyệt Quang hoằng pháp. Phái Liên Tôn - một hình thức trá hình của thiền phái Trúc Lâm ở Yên Tử, do thiền sư Lân Giác hoằng pháp cũng hưng thịnh ở Đàng Ngoài trong giai đoạn này. Ở Đàng Trong, thiền phái Lâm Tế do thiền sư Hoán Bích Tạ Nguyên Thiều hoằng pháp, thiền phái Tào Động do các thầy trò thiền sư Thạch Liêm Đại Sán hoằng pháp cuối thế kỷ XVII. Đến thế kỷ XVIII, thiền sư Liễu Quán đã thống nhất hai phái này trên cơ sở của văn hoá Việt Nam, sáng lập thiền phái mới của Việt Nam - thiền phái Liễu Quán phát triển cho đến ngày nay.

Nhìn chung đến thế kỷ XVIII, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu là thiền tông Trung Quốc. Thời Lý- Trần, Phật giáo phát triển mạnh trở thành như là quốc đạo ở Việt Nam. Thời này có nhiều tu sỹ nổi tiếng, góp phần làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam như thiền sư Khuông Việt, thiền sư Pháp Thuận, Quốc sư Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sỹ...

Từ 1858, khi Pháp xâm lược Việt Nam, chúng thực hiện chính sách chèn ép Phật giáo, làm cho Phật giáo Việt Nam suy yếu. Cho đến 1920, với ảnh hưởng của chấn hưng Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam cũng bắt đầu chấn hưng, các hội Phật học và các hội tăng già Nam-Trung-Bắc lần lượt ra đời ( 1930-1932-1934). Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời 1951. Ngày 04.01.1964 “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” được thành lập ở miền Nam Việt Nam. Tháng 11.1981 ”Giáo hội Phật giáo Việt Nam“ được thành lập, thống nhất lãnh đạo sự hoằng pháp tất cả các giáo phái Phật giáo của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”[25; 51].

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử dân tộc, lúc mạnh, lúc yếu khác nhau, có được, có mất, có khi biến động, nhưng cái mà Phật giáo Việt Nam không thay đổi chính là ở trong lòng mỗi người dân nước ta, với tình cảm từ, bi, hỷ, xả, hướng thiện, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ con người. Các tín đồ Phật tử, tăng, ni của Việt Nam ngày càng hiểu rõ chủ trương chính sách mới về tự

do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Họ yên tâm tu hành và tích cực tham gia vào sản xuất, tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội, thực hiện nếp sống tốt đời đẹp đạo, thực hiện nghĩa vụ của một người công dân đối với đất nước, xã hội theo đường hướng ” Đạo pháp - Dân tộc - Xã hôị chủ nghĩa”, đưa cái tâm của con người hướng tới cái ” Chân - Thiện - Mỹ”[Xem 25].

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 51 - 53)