Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishadd:

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 29 - 34)

Nếu như trong kinh Veda, cách thức và con đường giải thoát là suy tôn và nghi lễ tế tự thần linh phù hộ cho con người, biểu hiện sức mạnh của lực lượng tự nhiên và xã hội được thần thánh hoá, nhân cách hoá, mù quáng tin vào một cuộc sống an lạc, bất tử nơi "thế giới bên kia", thì ở kinh Upanishadd giải thoát là sự đồng nhất giữa Atman với Brahman, giữa linh hồn cá nhân với "tinh thần vũ trụ tối cao". Brahman là một nền tảng tinh thần của thế giới, là thực tại tuyệt đối chân thực mà bản chất linh hồn của con người đồng nhất với nó. Nhưng linh hồn cá biệt này chỉ là sự biểu hiện của cái thực thể, như sóng và nước vậy.

"Upanishadd là bí giáo mà ông thầy truyền cho các môn sinh thân tín, khi họ cung kính ngồi dưới chân thầy. Upanishadd không phải là tác phẩm triết học có tính hệ thống có triết lý mạch lạc, vì nó tập hợp tư tưởng của nhiều triết gia, đạo sĩ trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Nó không có sự phân biệt rạch ròi giữa triết lý và tôn giáo. Nó cố gắng đi tìm cái bản chất sâu kín của vũ trụ, chìm sâu sau cái bề mặt thiên hình vạn trạng của thế giới, rồi

thành kín thể nhập vào cái bản thể tuyệt đối đó. Do vậy, trong các Upanishdd có nhiều chỗ vô lý, mâu thuẫn, ngây thơ, đôi khi mông lung như tư tưởng của Héget, nhưng cũng có nhiều chỗ ẩn dấu những tư tưởng sâu sắc nhất trong lịch sử triết lý"[5; 103].

Theo Upanishadd, do Atman gắn bó với nhục thể trong đời sống trần gian, mà con người tưởng rằng hồn của mình khác với "tinh thần vũ trụ tối cao" Brahman, nên trong đời sống, con người luôn phải phụ thuộc vào hậu quả của những hành vi nhằm thoả mãn những dục vọng do chính họ gây nên. Muốn giải thoát, con người phải cố gắng xa rời đời sống trần tục, diệt mọi tham vọng, để suy tư, tiên nghiệm về bản chất đời sống của mình, về sự đồng nhất của linh hồn mình với nguồn sống của vũ trụ tuyệt đối, vĩnh cửu Brahman. Nếu con người ta đã vượt qua sự ràng buộc của thế giới trần thế thì hồn sẽ hết ràng buộc với thế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường biến như giả tưởng này. Khi đó linh hồn mới bắt đầu đồng nhất với Brahman, nghĩa là bắt đầu sự siêu thoát (MokSha). Nhưng, cảm giác và lý trí thông thường không thể nhận thức được sự đồng nhất đó. Con người chỉ có thể đạt được trạng thái đồng nhất giữa linh hồn cá thể với "tinh thần vũ trụ tuyệt đói tối cao" nhờ sự linh báo có trong kinh Veda và sự nhận thức trực giác, tiên thiên mặc tưởng lâu dài.

Upanishadd không trái nghịch với triết học Veda, mà chỉ là sự tiếp tục công cuộc của Veda ở chỗ tìm cách đồng nhất linh hồn cá nhân với tinh thần vũ trụ, không phải bằng cầu cúng lễ nghi, bằng hành lễ ở hình thức bên ngoài, mà là quay vào nội tâm để đi trong ra, theo con đường thực nghiệm bằng trí thức thuần tuý kinh nghiệm hay nội quan như ở Phật giáo gọi là "kiến tính", "hiện tượng".

Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishadd đã khai phá một con đường, một cách thức giải thoát mới, dùng tri thức, trí tuệ của con người để lý giải những vấn đề với cuộc sống của vạn vật, khám phá bản chất đời sống của tinh thần của con người, tìm con đường giải thoát cho họ khỏi nổi khổ của cuộc đời đau khổ, đắng cay của mình. Đây chính là thức tỉnh của ý thức trong sự mu muội trước đây chỉ đến Upanishadd mới đạt được. Giống như nhà triết học gia Schopenhauer đã từng nói: "Khắp thế giới không có gì lợi ích nâng cao tâm hồn con người bằng các Upanishadd. Nó đã an ủi đời sống của tôi, nó sẽ an ủi tôi khi tôi chết"[8; 73].

Người ta có tiên nghiệm để trả lời, tìm cách giải quyết cho các câu hỏi cái gì là thực tại đầu tiên, duy nhất, tối cao, là căn nguyên của tất cả mà khi

nhận thức được nó người ta sẽ biết được mọi cái và có thể cứu thoát được linh hồn con người khỏi mọi lo âu khổ não của cuộc đời? Ngay trong kinh Upanishadd. Upanishad là nhằm mục tiêu tối cao, đại tối trạng tri thức về cái tự ngã, tự tại, khoa học về vật tự thâu và ý thức về cái tự ngã. Upanishadd đã cho rằng: “Brahman cũng là Atma. Atman cũng là cái "tự ngã, đại tự tại bây giờ trở nên ánh sáng của người ấy. Vì nhờ có ánh sáng của Đại tự tại mà nó đứng im, nó động đậy, nó đi lại và làm công việc"[18; 100].

Brahman, xuất phát từ căn tự "brah" có nghĩa là "vươn lên", ý nói đến một thực tại "đấng tối cao", nó là tinh khiết, vĩnh hằng, toàn thiện và là đấng toàn năng; Là tinh thần vũ trụ đại đồng, là nguyên lý sáng tạo nên toàn vũ trụ và "không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman" cả. Là cái bản chất nội tại của tất cả, nhưng Brahman cũng không phải là cái gì tuyệt đối hư vô, cũng như không phải là cái gì cụ thể hay như là ý niệm. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, kể cả thân thể và đời sống con người đều sinh ra từ Brahman - "Tinh thần vũ trụ tối cao", chúng là sự biểu hiện khác nhau của Brahman và trở về với Brahman sau khi tiêu tan.

Brahman biểu hiện trong con người và vạn vật là linh hồn cá biệt bất diệt, là cái đơn nhất Atman. Nhục thể chỉ là cái vỏ bọc của linh hồn, là nơi hiện hữu của linh hồn bất tử. Tức, linh hồn cá nhân chỉ là một bộ phận của cái toàn bộ, cái chung - tinh thần vũ trụ tối cao. Atman là biểu hiện cụ thể của Brahman, trú ngụ trong mọi vật, đây là cái tồn tại đích thực của vạn vật trong vũ trụ đại đồng, là tinh thần thuần tuý, linh hồn cá thể và khi con người chết quay về với cát bụi lúc đó linh hồn bất tử trở về với thế giới thần tiên. Atman bị Brahman. Brahman là cái ngã vụ trụ đại đồng, Atman là cái ngã cá nhân. Brahman chỉ có một, còn Atman là số nhiều nhưng là giả tưởng, vì về bản chất cả hai chỉ là một và sự khác nhau giữa chúng là sự thể hiện mà thôi. Atman đồng nhất với Brahman, cho nên linh hồn cá nhân cũng tồn tại vĩnh viễn, tuyệt đối, bất diệt như "Tinh thần vũ trụ tối cao".

Nhưng linh hồn đó được thể hiện trong mỗi thể xác con người trong đời sống trần tục nên ý thức con người lầm tưởng tằng linh hồn là cái khác với Brahman, cũng sinh tử như đời sống thân xác con người. Với những ý chí, tham vọng và các hành động của con người nhằm làm thoả mãn mọi ham muốn vật chất, ích lợi của mình đã làm che lấp nhân cách chân thực, cái tâm bên trong, con người gây nên hậu quả nghiệp báo (Karma), giam hãm ràng buộc linh hồn bất tử đầu thai vào hết kiếp này đến kiếp khác với các hình thức khác nhau gọi là luân hồi (Samsara).

Vậy, muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng luân hồi nghiệp báo con người phải toàn tâm tương ứng luyện, kiên trì đạo đức và cả tương ứng luyện tri thức, nhằm diệt mọi vật dục, phiền não, lo âu, rũ bỏ hết mọi sự ràng buộc lôi kéo bởi thế giới dục vọng của thế giới trần tục, suy tư chiêm nghiệm lại nội tâm, thực nghiệm tâm linh", bằng nhận thức trực giác nhận ra chân bản tính con người để đạt tới chân lý tối thượng, "Tinh thần vũ trụ, tuyệt đối tối cao" Brahman.

Đây chính là sự giải thoát con người khỏi bể khổ của tự nhiên và xã hội đương thời đè nặng trên đôi vai họ. Nhưng nhận thức được sự đồng nhất giữa linh hồn bất tử Atman và Brahman, không phải là điều mà cảm giác hay là trí tuệ thông thường có thể đạt được. Mà có thể đạt được nhờ sự tiên nhiên và trầm tư lâu dài. Chỉ có trình độ thượng trí hay là "minh giác siêu việt" mới có thể nhận thức được "Tinh thần vũ trụ tối cao". Còn hạ trí là tri thức phản ánh thế giới sự vật, hiện tượng cụ thể hữu hạn, hữu hình, thường biến, mà thực chất chỉ là sự biểu hiện khác nhau của Brahman.

Thượng trí, đó là trình độ nhận thức vượt qua tất cả thế giới hiện tượng, hữu hình, hữu hạn, biến ảo để đi đến nhận thức một thực tại tuyệt đối, duy nhất, tối cao, bất diệt. Bằng con đường nhận thức này, khi con người đã hiểu biết được thực tại tuyệt đối cao, nắm bắt được bản chất của mọi cái tồn tại, tìm ra được cái bản tính của mình thì họ sẽ phân biệt được linh hồn bất tử với thể xác hữu hình, hữu han, vô ngã, vô thường, sẽ đưa con người ta tới sự giải thoát. Người Ấn Độ đã có câu ngạn ngữ: "Hiểu biết thưc sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do".

Như vậy, Giải thoát là trạng thái chân như (turiya), vượt qua mọi sự ràng buộc của thế giới hiện tượng, ảo ảnh, là diệt mọi dục vọng, vượt qua mọi quan niệm sống - chết, tha - ngã, còn - mất, là thoát khỏi cảnh nghiệp báo, luân hồi để thể nhập với bản thể tuyệt đối tối cao, đạt tới cảnh tự do, an lạc và tự tại; Giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của không gian và thời gian, không gian và thời gian chỉ là sự biểu hiện của sự tồn tại của sự vật. Giải thoát có nhiều mức độ và nhiều loại khác nhau như là có giải thoát tức thời (Sadya mukti), giải thoát dần dần (Krama mukti), giải thoát tại thế (Jivan mukti) và giải thoát sau khi chết (Videha mukti).

Tư tưởng giải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ từ triết lý Veda đến triết lý Upanishadd đã có một bước biến đổi về chất cả trong nội dung lẫn con đường và phương pháp với nội dung phong phú, đa dạng và sâu sắc. Upanishadd đã trở thành nguồn gốc triết lý cho hầu như tất cả các hệ thống

triết học Ấn Độ chính thống, là cơ sở cho đạo Balamôn cũng như đạo Hindu sau này.

Trong kinh Veda, giải thoát khổ chủ yếu được thực hiện nhờ ở một đấng siêu nhân, niềm tin mù quáng, bằng sự tôn sùng, cầu xin, nghi lễ cúng tế lực lượng bên ngoài, bằng cách thổi vào các hiện tượng tự nhiên một thần hoặc một nhóm thần cụ thể nào đó, phản ánh trình độ sản xuất và nhận thức kém của người Ấn Độ cổ. Còn ở Upanishadd, giải thoát được thể hiện bằng chính sức mạnh của hành động đạo đức và trí tuệ của con người, bằng sự tu luyện đạo đức và tu luyện trí thức, "chiêm nghiệm nội tâm", trầm tư mặc tưởng để đi tới đại giác, nhận ra thực tế của vạn vật và chân bản tính của mình, từ đó dứt bỏ được mọi sự ràng buộc, lôi kéo làm mê muội tâm tính bởi thế giới dục vọng biến ảo vô thường, diệt bỏ mọi dục vọng, mọi quan niệm thế tục của trần thế về sống chết, khổ não, buồn chán, lo âu của cuộc đời đạt tới đồng nhất của Brahman và Atman.

Giai đoạn Upanishadd, thần linh, giáo sĩ, nghi lễ không được coi trọng nữa mà phải nhường chỗ cho suy tư mặc tưởng, nhằm mục tiêu linh tri, linh giác về Brahman (cái đại ngã), Atman (cái tiểu ngã), Moska (sự giải thoát), Samsara (thuyết luân hồi), Karma (thuyết nghiệp báo) và Jnana ( giác ngộ). Niềm tin mơ hồ, ngây thơ cầu mong đàn gia súc và mùa màng bội thu cùng với sự chiến thắng kẻ thù ở kinh Veda đã nhượng chỗ cho tinh thần nhân bản tâm linh chân chính, tìm cái hạnh phúc của con người không ở trần thế này mà là đạt tới đời sống của linh hồn, đời sống tâm linh trong Upanishadd. Trong Upanishadd, thuyết luân hồi và nghiệp báo có một ý nghĩa cao rộng hơn là tư tế, cầu khấn và quan hệ với ý niệm tái sinh.

Tư tưởng giải thoát của kinh Veda và kinh Upanishadd đều lấy con người, lấy vấn đề nhân sinh làm trung tâm, luôn đặt con người, xem xét cuộc sống hàng ngày của con người hoà hợp với vũ trụ, coi vũ trụ là sự phản ánh rộng lớn của con người, hay con người là một "tiểu vũ trụ" trong cái "đại vũ trụ". Nhưng hai bộ kinh này khác nhau ở chỗ, nếu như trong kinh Veda cái ý nghĩa của sự giải thoát in đậm dấu ân của con người thiên nhiên, con người phụ thuộc vàolực lượng tuyệt đối tối cao đó là thần linh, thì ở trong kinh Upanishadd những vấn đề vế lối sống, bản chất đời sống tâm linh, luân lý, tâm lý và giá trị đạo đức của con người hay vấn đề tự ngã trong tư tưởng giải thoát là vấn đề nổi trội. Triết lý giải thoát của Upanishdd đã ảnh hưởng và chi phối sâu sắc đời sống đạo đức cũng như đời sống tinh thần của xã hội Ấn Độ cổ- trung đại.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 29 - 34)