Giải thoát luận trong triết học MIMANSA.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 34 - 36)

Kinh điển đầu tiên của trường phái Mimansa là mimansa-sutra, bao gồm 2500 châm ngôn, được coi là của nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng Jaimini. Cho đến nay khó xác định niên đại của kinh điển này và cả về lịch sử của người sáng lập ra nó Jaimini, người ta chỉ dự đoán hệ thống triết lý Mimansa ra đời khoảng thế kỷ IV tcn. Chủ trương của hệ thống triết học này là đề cao cách thức giải thoát bằng con đường tương ứng luyện thể xác, tinh thần và đạo đức theo luật lệ, nghi thức, quy tắc của pháp (dharma) trong thánh kinh Veda, Upanishadd, với trách nhiệm, bổn phận xã hội và tôn giáo một cách tự nhiên, vô tư, nhiệt thành.

Trường phái Mimansa muốn chứng minh cho giá trị và quyền uy tuyệt đối của kinh Veda. Cơ sở của học thuyết Mimansa là "niềm tin cho rằng sự giải thoát hoàn toàn khỏi trạng thái hiện hữu - tức là mốc-sa là không thể đạt được và không thể giải thích được một cách hợp lý bằng tri thức và mọi cố gắng có ý thức. Cần tập trung chú ý đến việc triệt để chấp hành nghĩa vụ xã hội và tôn giáo, tức là các đơ-khác-ma được thể hiện ở chỗ thực hiện những nghi lễ và phục tùng mọi hạn chế và nghiêm cấm mà đẳng cấp của mình đã đặt ra cho người Ấn Độ”[29; 367].

Triết lý Mimansa thừa nhận sự tồn tại của bản nguyên tinh thần và bản nguyên vật chất trong vũ trụ. Trong đó, Mimansa cho rằng tinh thần thế giới

vô ngã (Brahman) là thực thể duy nhất, tuyệt đối, sáng tạo và chi phối vạn vật của vũ trụ. Linh hồn chỉ là hiện thân của tinh thần vũ trụ vĩnh cửu, tuyệt đối, bất diệt trong mỗi thể xác con người. Nhưng trường phái Mimansa lại cho rằng đời sống chân chính của con người đưa tới sự giải thoát hoàn toàn linh hồn khỏi sự ràng buộc của thể xác với những ham muốn dục vọng và sự lôi kéo làm mê mờ tâm tính thanh tịnh của linh hồn bất tử bởi thế giới nhục dục, hữu hình, hữu hạn, thường biến, giả tưởng, là không thể đạt được và không thể lý giải được một cách thực sự bằng tri thức, ý thức, tư duy, của con người. Muốn giải thoát, phải bằng sự gìn giữ nghiêm ngặt và thực hiện cho đúng mọi luật lệ, quy tắc, nghi thức được quy định trong Veda. Vì theo triết lý Mimansa trí óc và tri thức con người luôn là một khí cụ nhỏ bé, không toàn diện và hạn hẹp, không lý giải được cái tuyệt đối vô tận và các vấn đề siêu hình của thần học. Cho nên, con đường giải thoát duy nhất đó là con người phải thanh bạch, yên tĩnh, tâm hồn không thể đi qua những dục vọng trần thế, mà phải kính cẩn theo con đường truyền thống Veda, Upanishadd và đạo Balamôn. Giải thoát của Mimansa được gọi là "chủ nghĩa nghi thức" hay là "tế tự học".

Mimansa không thừa nhận sự tồn tại của thần, vì theo họ thần không cảm giác được. Trường phái này đề cao nhận thức cảm giác, những cái gì cảm giác được thì nó sẽ tồn tại và nếu không cảm giác được thì sẽ không tồn tại. Trường phái này "bác bỏ sự tồn tại của thượng đế, của thần, nhưng trên thực tế không phản đối thần linh. Thần Linh được họ coi như một tên, hay âm thanh cần thiết cho các câu thần chú của nghi lễ. Như vậy là họ chấp nhận những hành động ma thuật. Tức là họ hữu thần."[25; 26].

Bên cạnh các trường phái triết học có khuynh hướng giải thoát bằng sự tu luyện trí tuệ (vidya) trên cơ sở của thực tại luận và luân lý học như trường phái Nyaya và Vaisesika, hay trường phái Yoga là một hệ thống phương pháp tu luyện thực hành kỷ luật thể xác, tâm lý "ức chế tư tưởng" chặt chẽ và siêu thoát bằng "bát bảo tu pháp", thì triết học Mimansa chủ trương giải thoát bằng nghi thức tế tự, chú ý đến việc chấp hành nghĩa vụ xã hội và tôn giáo, được thể hiện qua nghi lễ và phục tùng đúng đắn, nghiêm túc mọi hạn chế, nghiêm cấm theo luật lệ mà đẳng cấp đặt ra cho mỗi người là đặc trưng riêng của nó.

Tư tưởng giải thoát của Mimansa sơ kỳ không chỉ chống lại duy tâm mà còn chống cả hữu thần, họ là duy cảm khách quan. Nhưng ở thời kỳ Hậu Mimansa, họ thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn của thế giới vật chất là do nguyên tử tạo thành và do luật Karma điều khiển, họ cũng thừa nhận tất cả những nghi

lễ ma thuật với những hiệu quả của nó là tồn tại, là có nghĩa. Tức là chấp nhận thần chú với những hành động ma thuật thì họ là duy tâm hữu thấn.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 34 - 36)