Trường phái triết học SAMKHYA.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 36 - 37)

Kinh điển của trường phái này cho đến nay chỉ còn hai tập là Samkhya- Sutra của Kapila và Samkhya-Karika của Isvarakrsna. Truyền thuyết Ấn Độ cho rằng, người sáng lập trường phái này là Kapila. Nhưng tiểu sử của ông cho đến nay vẫn chưa rõ, nhưng hiện nhiều học giả cho rằng hệ thống triết học này xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VII tcn, có ảnh hưởng rất lớn ở Ấn Độ. Triết lý của Samkhya nhìn một cách khái quát là nhị nguyên luận, nhưng ở thời kỳ sơ kỳ họ là duy vật có tính biện chứng vô thần.

Là một triết thuyết nhị nguyên luận, triết lý Samkhya đã thừa nhận sự tồn tại hai bản nguyên của vũ trụ, bản nguyên vật chất hay tự nhiên prakriti và bản nguyên tinh thần purusha (ý thức). Thời sơ kỳ, Samkhya quan niệm thế giới phát triển lên từ một nguyên thể vật chất đầu tiên prakriti. Thế giới chỉ là một sự biến hoá tự nhiên, một hợp nhất liên tục của các yếu tố, luôn lên rồi xuống, xuống rồi lên, từ chỗ cao đến chỗ thấp, rồi chỗ thấp nhất lên chỗ cao nhất của vũ trụ. Chính những quan điểm này, mà triết lý Samkhya được coi là học thuyết đối lập với Vedanta. Vào thời hậu kỳ, trong Samkhya-Karika đã thừa nhận thêm một nguyên thể khác của thế giới: linh hồn "purusa". Purusa không là thượng đế, không là tinh thần thế giới mà là nguyên lý tinh thần phổ quát, bất biến, vĩnh hằng. Tự purusa không làm được gì nhưng purusa truyền sinh khí, truyền khả năng biến hoá của nó vào prakriti làm cho các yếu tố của nó hoạt động phá vỡ thế cân bằng. Họ cho rằng chính mối quan hệ giữa purusa và prakriti quyết định sự bắt đầu tiến hóa của thế giới. Ở đây, chứng tỏ trường phái Samkhya là duy tâm, tự nhiên thần luận, bởi họ chấp nhận cú hích ban đầu của linh hồn (truyền sinh khí) cho vũ trụ vận động, thừa nhận tính quyết định của purusa trong sự vận động của vũ tru.

Samkhya quan niệm rằng, kiếp người đau khổ là vì cái ngã và cái tri năng đều cột vào với dục vọng, bị những năng lực biến hoá của vật chất lôi cuốn. Muốn giải thoát khỏi khổ đau chỉ cần nhận thức được rằng chỉ có cơ thể, ý thức và cái ngã là tan rồi hợp, hợp rồi tan, còn bản thể của ta, khác với cái ngã, với cơ thể và ý thức, nó là cái tinh thần, linh hồn, tuyệt đối, bất biến, không thiện không ác, không vui không buồn, thoát khỏi vòng sinh tử. Lúc nào, con người ta nhận thức được linh hồn, không còn ham muốn nhục thể hay sự vật hiện tượng bên ngoài thì nó được tự do và đi đến sự giải thoát con người khỏi vòng luân hồi. Tóm lại, Samkhya cho rằng "mục đích tối hậu của con

người là diệt đau khổ", nhưng theo họ, mọi phương vật chất đều không giải thoát được, mà muốn diệt được cái khổ ải phải đạt đến sự hiểu biết trực giác cao nhất về linh hồn và tâm lý của con người.

Cũng như ở triết lý Phật học, học thuyết triết học Samkhya, sự tồn tại bằng hiện tượng cụ thể hay là thế giới của vòng tử sinh, chủ yếu là đau khổ. Linh hồn sẽ chỉ có đau khổ lúc nó chưa tách được khỏi thể xác của mình. Như vậy, "sự xoá bỏ vòng luân hồi không kéo theo cái chết tức thời. Cuộc sống hiện nay vẫn tiếp tục. Chỉ có khi nào sự vận động không còn nữa thì trạng thái bất động hoàn toàn mới đạt được"[22; 90]. Và cũng theo dòng giải thoát có thể nói cái purusa của Samkhya đã gặp Atman của Upanishadd. Điều khác nhau ở đây là ở chỗ purusa bị chia ra nhiều đơn vị, còn Atman của Upanishadd thì là duy nhất và toàn bộ, sự khác biệt này hoàn toàn chỉ là hình thức mà thôi.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w